Môi trường làm việc chủ yếu của người làm ngành quay phim thường là ở đâu? Học ngành này trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Môi trường làm việc chủ yếu của người làm ngành quay phim thường là ở đâu?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 4 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ (sau đây gọi tắt Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quay phim trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu và sử dụng máy quay ghi lại một loạt các hình ảnh chuyển động, nhiều chiều theo thời gian thông qua việc chuyển động máy, nhằm phục vụ những mục đích khác nhau, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Phạm vi công việc của nghề quay phim rất đa dạng, từ lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, truyền thông cho tới quảng cáo, ca nhạc, dịch vụ… Tuy nhiên, các công việc chủ yếu của nghề quay phim trình độ cao đẳng bao gồm: Quay phim tin tức - phóng sự, quay sự kiện, quay talkshow - phỏng vấn, quay phim ca nhạc, quay phim quảng cáo, quay phim dịch vụ.
Quay phim là một nghề vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính nghệ thuật. Người quay phim trước hết phải nắm bắt, vận hành thành thạo những thiết bị kỹ thuật, vừa phải có tâm hồn nhạy cảm, con mắt sáng tạo. Trong mỗi ê kíp sản xuất, quay phim là những người có khối lượng công việc nặng nhất. Ngoài lao động chân tay như bê vác máy, tìm góc quay thích hợp, quay phim còn phải dành nhiều thời gian bàn bạc với đạo diễn, tìm ra những cách thể hiện sinh động cho mỗi khuôn hình.
Môi trường làm việc của nghề quay phim chủ yếu là ở hiện trường ngoài trời, thậm chí là ở vùng sâu, vùng xa khó khăn hiểm trở. Đây cũng là nghề có cường độ làm việc cao và chịu nhiều áp lực với những chuyến đi công tác xa, dài ngày, thường xuyên đối mặt với những tình huống thay đổi.
Để hành nghề, người quay phim phải có sức khỏe tốt, chịu đựng được khó khăn khi ra hiện trường, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn và đặc biệt cần sự đam mê với nghề. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người quay phim cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Như vậy, môi trường làm việc của người làm ngành quay phim thường chủ yếu là ở hiện trường ngoài trời, thậm chí là ở vùng sâu, vùng xa khó khăn hiểm trở. Đây cũng là nghề có cường độ làm việc cao và chịu nhiều áp lực với những chuyến đi công tác xa, dài ngày, thường xuyên đối mặt với những tình huống thay đổi.
Ngành quay phim (Hình từ Internet)
Học ngành quay phim trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quay tin tức;
- Quay sự kiện;
- Quay phóng sự;
- Quay phỏng vấn - tọa đàm;
- Quay gameshow;
- Quay phim ca nhạc (MV);
- Quay phim quảng cáo;
- Quay dịch vụ.
Như vậy, học ngành quay phim trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc như trên.
Người học ngành quay phim trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Giao tiếp, thuyết trình, giải thích và thuyết phục người khác về nội dung, giải pháp để thực hiện những ý tưởng trong thực tiễn tác nghiệp;
- Có đạo đức nghề nghiệp, đề cao vai trò trách nhiệm của người quay phim;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình về an toàn lao động; tôn trọng nội qui của cơ quan và doanh nghiệp;
- Có tinh thần khách quan, trung thực và nhân văn trong quá trình tác nghiệp;
- Chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm do mình sáng tạo ra; có hiểu biết và tôn trọng luật sở hữu trí tuệ;
- Có ý thức cộng đồng, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp; có tác phong nhanh nhẹn, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;
- Hướng dẫn, giám sát thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm được giao phụ trách;
- Đánh giá chất lượng và kết quả thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm;
- Có tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có ý thức sáng tạo trong công việc được giao.
Theo đó, người học ngành quay phim trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?