Mọi vấn đề của Hội đồng quản lý BHXH có cần phải thông qua cuộc họp thường kỳ không để giải quyết hay không?
Hội đồng quản lý BHXH được phép ban hành các Nghị quyết thông qua nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 2919/NQ-HĐQL năm 2021 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQL BHXH
...
3. Ban hành Nghị quyết thông qua: Dự toán hàng năm về thu, chi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của BHXH Việt Nam; mức chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; phê duyệt quyết toán tài chính quỹ BHXH, BHYT, BHTN hàng năm của BHXH Việt Nam (trừ khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do NSNN đảm bảo); thông qua các báo cáo hàng năm về việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền; gửi cơ quan có thẩm quyền kiến nghị về chính sách BHXH, BHYT, BHTN để nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn.
...
Theo quy định trên thì thì Hội đồng quản lý BHXH (bảo hiểm xã hội) được phép ban hành các nghị quyết sau:
(1) Dự toán hàng năm về thu, chi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của BHXH Việt Nam;
(2) Mức chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
(3) Phê duyệt quyết toán tài chính quỹ BHXH, BHYT, BHTN hàng năm của BHXH Việt Nam (trừ khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do NSNN đảm bảo);
(4) Thông qua các báo cáo hàng năm về việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN;
(5) Tình hình quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN trước khi BHXH Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.
(6) Nghị quyết gửi cơ quan có thẩm quyền kiến nghị về chính sách BHXH, BHYT, BHTN để nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn.
Hội đồng quản lý BHXH họp thường kỳ bao nhiêu tháng một lần? Mọi vấn đề của hội đồng có cần phải thông qua cuộc họp thường kỳ không? (Hình từ
Thông báo họp thường kỳ của Hội đồng quản lý BHXH cần được gửi đến các thành viên trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 12 Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 2919/NQ-HĐQL năm 2021 quy định về việc thông báo họp như sau:
Thông báo họp HĐQL BHXH
1. Thông báo họp HĐQL BHXH phải được gửi tới các thành viên trước ngày họp ít nhất là 05 ngày làm việc. Trường hợp họp đột xuất thông báo bằng thư điện tử hoặc hình thức khác.
2. Thông báo họp HĐQL BHXH phải được làm bằng văn bản tiếng Việt có dấu và phải thông báo đầy đủ thời gian, địa điểm họp, chương trình, nội dung các vấn đề thảo luận, kèm theo tài liệu cần thiết về những vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.
3. Thông báo họp HĐQL BHXH được gửi bằng bưu điện, fax, hoặc các phương tiện khác, nhưng phải đảm bảo đến được địa chỉ liên lạc của từng thành viên HĐQL BHXH.
Như vậy, thông báo họp Hội đồng quản lý BHXH phải được gửi tới các thành viên trước ngày họp ít nhất là 05 ngày làm việc. Trường hợp họp đột xuất thông báo bằng thư điện tử hoặc hình thức khác.
Thông báo họp Hội đồng quản lý BHXH phải được làm bằng văn bản tiếng Việt có dấu và phải thông báo đầy đủ thời gian, địa điểm họp, chương trình, nội dung các vấn đề thảo luận, kèm theo tài liệu cần thiết về những vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.
Mọi vấn đề của Hội đồng quản lý BHXH có cần phải thông qua cuộc họp thường kỳ không để giải quyết hay không? (Hình từ Internet)
Mọi vấn đề của Hội đồng quản lý BHXH có cần phải thông qua cuộc họp thường kỳ không để giải quyết hay không?
Căn cứ Điều 10 Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị quyết 2919/NQ-HĐQL năm 2021 quy định về chế độ làm việc của Hội đồng quản lý BHXH như sau:
Chế độ làm việc của HĐQL BHXH
1. HĐQL BHXH làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam và quy định tại Điều 3 của Quy chế này. Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch HĐQL BHXH gửi văn bản lấy ý kiến từng thành viên HĐQL BHXH. HĐQL BHXH có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách khi Chủ tịch HĐQL BHXH triệu tập hoặc Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hoặc trên 50% tổng số thành viên HĐQL BHXH đề nghị.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý BHXH họp thường kỳ 03 tháng một lần để giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng.
Đối với một số vấn đề không nhất thiết phải thảo luận tại cuộc họp thì Chủ tịch Hội đồng quản lý BHXH gửi văn bản lấy ý kiến từng thành viên của Hội đồng quản lý.
Như vậy, không nhất thiết mọi vấn đề của Hội đồng đề cần phải đưa lên cuộc họp thường kỳ để giải quyết. Chủ tịch Hội đồng có thể lấy ý kiến từng thành viên để ra quyết định giải quyết vấn đề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?