Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông giữ vai trò như thế nào? Định hướng chung của phương pháp giáo dục?
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông giữ vai trò như thế nào?
Căn cứ Mục 1 Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục quốc phòng an ninh ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có quy định về đặc điểm môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh của cấp trung học phổ thông như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể, thông qua nội dung môn học hình thành năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
Ở cấp tiểu học, trung học cơ sở giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong chương trình, kết hợp với hoạt động ngoại khóa phù hợp với lứa tuổi, bảo đảm cho học sinh hình thành những hiểu biết ban đầu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc về lực lượng vũ trang nhân dân và ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
...
Như vậy, môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc.
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể, thông qua nội dung môn học hình thành năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông giữ vai trò như thế nào? Định hướng chung của phương pháp giáo dục? (hình từ internet)
Định hướng chung của phương pháp giáo dục môn học Giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 6 Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục quốc phòng an ninh ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ định hướng chung của phương pháp giáo dục môn học Giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông như sau:
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông; chú trọng rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức quốc phòng và an ninh để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
- Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Giáo viên có thể phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề.
Các phương pháp dạy học theo truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến trên cơ sở khai thác những thành tựu về khoa học và công nghệ trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, đặc biệt là áp dụng cuộc cách mạng công nghệ số đang diễn ra, thông tin và truyền thông nhằm đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, đóng vai, thực hành,...). Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân và học nhóm, học trong lớp và học ở ngoài lớp học.
Giáo viên dạy học và học sinh học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cần có kĩ năng khai thác và tham khảo những kiến thức về quốc phòng, an ninh trong nước và trên thế giới thông qua hệ thống các cổng thông tin điện tử chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép phát hành trên mạng, nhằm củng cố, bổ sung và cập nhật kịp thời những kiến thức mới, phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và dạy học.
Chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh như thế nào?
Chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 6 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 như sau:
- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh, có chính sách ưu tiên đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp trí tuệ, công sức, tiền, tài sản cho giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục quốc phòng và an ninh được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết của đảng phải có các thành phần thể thức bắt buộc nào? Thể thức và kỹ thuật trình bày dấu cơ quan, tổ chức ban hành Nghị quyết ra sao?
- Bảng lương cán bộ công chức viên chức năm 2025 ra sao? Năm 2025 có cải cách tiền lương không?
- Cơ quan nào quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới khi tham gia giao thông?
- Ngày 24 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 24 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Công văn 8010 báo cáo thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp đối với viên chức hành chính thế nào?