Môn tâm lí học dạy học đại học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là môn học bắt buộc hay tự chọn?
- Môn tâm lí học dạy học đại học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là môn học bắt buộc hay tự chọn?
- Môn tâm lí học dạy học đại học được xây dựng trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học gồm những nội dung gì?
- Những ai được tham gia học môn tâm lí học dạy học đại học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học?
Môn tâm lí học dạy học đại học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là môn học bắt buộc hay tự chọn?
Căn cứ theo Mục III Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 tín chỉ
Trong đó bao gồm:
- Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ.
- Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ
2. Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ
Như vậy, môn tâm lí học dạy học đại học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là môn học bắt buộc.
Và chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học sẽ có những nội dung sau:
- Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ.
+ Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam (1 tín chỉ)
+ Tâm lí học dạy học đại học (1 tín chỉ)
+ Lí luận dạy học đại học (3 tín chỉ)
+ Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo đại học (2 tín chỉ)
+ Đánh giá trong giáo dục đại học (2 tín chỉ)
+ Sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học đại học (1 tín chỉ)
+ Tâm lí học đại cương (2 tín chỉ)
+ Giáo dục học đại cương (3 tín chỉ)
- Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Hình từ Internet)
Môn tâm lí học dạy học đại học được xây dựng trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục IV Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:
MÔ TẢ NỘI DUNG PHẦN KIẾN THỨC BẮT BUỘC TỐI THIỂU
...
2. Tâm lí học dạy học đại học (1 tín chỉ)
a) Mục tiêu
Giúp người học nắm được bản chất và các quy luật hình thành, phát triển tâm lí người; hiểu được tâm lí lứa tuổi người lớn; cơ sở tâm lí học của quá trình dạy học và giáo dục đại học; những đặc điểm lao động giao tiếp của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học; có kĩ năng rèn luyện những phẩm chất, nhân cách của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học; giải quyết những vấn đề đặt ra về tâm lí lứa tuổi thanh niên và người trưởng thành.
b) Nội dung
Học phần này bao gồm các nội dung:
- Bản chất và các quy luật hình thành, phát triển tâm lí người;
- Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thanh niên - sinh viên;
- Cơ sở tâm lí học của quá trình dạy học và giáo dục sinh viên đại học;
- Đặc điểm lao động sư phạm đại học và những yêu cầu về nhân cách của người giảng viên đại học;
- Đặc điểm của giao tiếp sư phạm đại học.
...
Theo đó, môn tâm lí học dạy học đại học được xây dựng trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học nhằm mục tiêu:
- Giúp người học nắm được bản chất và các quy luật hình thành, phát triển tâm lí người;
- Hiểu được tâm lí lứa tuổi người lớn;
- Cơ sở tâm lí học của quá trình dạy học và giáo dục đại học;
- Những đặc điểm lao động giao tiếp của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học;
- Có kĩ năng rèn luyện những phẩm chất, nhân cách của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học;
- Giải quyết những vấn đề đặt ra về tâm lí lứa tuổi thanh niên và người trưởng thành.
Và môn tâm lí học dạy học đại học được xây dựng với các nội dung gồm:
- Bản chất và các quy luật hình thành, phát triển tâm lí người;
- Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thanh niên - sinh viên;
- Cơ sở tâm lí học của quá trình dạy học và giáo dục sinh viên đại học;
- Đặc điểm lao động sư phạm đại học và những yêu cầu về nhân cách của người giảng viên đại học;
- Đặc điểm của giao tiếp sư phạm đại học.
Những ai được tham gia học môn tâm lí học dạy học đại học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học?
Căn cứ theo Mục II Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:
ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Người tốt nghiệp đại học trở lên, chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có nguyện vọng trở thành giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học.
Như vậy, người tốt nghiệp đại học trở lên, chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có nguyện vọng trở thành giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học thì sẽ được tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học và được học môn tâm lí học dạy học đại học trong chương trình này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?