Một biên tập viên cần trang bị cho mình những kỹ năng gì? Sinh viên cần học chuyên ngành nào để trở thành biên tập viên?

Cho hỏi nếu muốn trở thành một biên tập viên thì khi lựa chọn ngành học ở bậc đại học cần lựa chọn chuyền ngành nào? Một biên tập viên thì cần có những kỹ năng nào theo quy định hiện nay? Câu hỏi của anh T từ Đà Nãng.

Để trở thành biên tập viên thì sinh viên cần theo học những chuyên ngành nào?

Hiện tại, pháp luật không có định nghĩa rõ ràng về vị trí biên tập viên. Tuy nhiên có thể căn cứ các quy định tại Điều 4 Luật Xuất bản 2012 để định nghĩa về biên tập viên như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
2. In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.
3. Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
5. Bản thảo là bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản.
6. Biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản.
7. Tài liệu không kinh doanh là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán.
...

Theo đó, có thể hiểu biển tập viên là người làm việc trong lĩnh vực truyền thông, xuất bản.

Biên tập viên sẽ thực hiện các công việc như rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản.

Căn cứ theo tính chất công việc của biên tập viên thì có thể thấy yêu cầu đối với ngành học của vị trí này khá đa dạng, có thể tham khảo một số ngành học sau đây cho vị trí biên tập viên:

(1) Ngành ngôn ngữ học,

(2) Ngành Văn học, xã hội học,

(3) Nghành Truyền thông.

*Lưu ý: Các ngành học vừa nêu chỉ mang tính chất tham khảo vì thực tế vị trí biên tập viên không có một ngành học cụ thể nào. Đây là một vị trí đòi hỏi cá nhân phải có nhiều kỹ năng.

Để trở thành một biên tập viên thì sinh viên cần trang bị khả năng đọc và hiểu các tài liệu, cũng như kiến thức về ngữ pháp và cách sử dụng ngôn ngữ.

Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện, bổ sung thêm khả năng chỉnh sửa và biên tập nội dung một cách chuyên nghiệp và sáng tạo.

Cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào để có thể trở thành biên tập viên?

Theo quy định tại Điều 19 Luật Xuất bản 2012 thì để trở thành biên tập viên, cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

(1) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

(2) Có trình độ đại học trở lên;

(3) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

(4) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

*Một biên tập viên sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Thực hiện biên tập bản thảo;

- Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;

- Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;

- Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;

- Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

- Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.

Một biên tập viên cần trang bị cho mình những kỹ năng gì? Sinh viên cần học chuyên ngành nào để trở thành biên tập viên?

Một biên tập viên cần trang bị cho mình những kỹ năng gì? Sinh viên cần học chuyên ngành nào để trở thành biên tập viên? (Hình từ Internet)

Các kỹ năng cần thiết để trở thành một biên tập viên hiện nay bao gồm những kỹ năng gì?

Như đã nói ở trên thì theo nhưng quy định tại Luật Xuất bản 2012 thì biên tập viên sẽ rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản trong lĩnh vực truyền thông truyền thông. Điều này đòi hỏi cá nhân cần có nhiều kỹ năng để đảm nhận vị trí.

Tuy nhiên pháp luật cũng không có quy định rõ ràng về những kỹ năng cần thiết của một biên tập viên, mà tùy theo tính chức công việc, vị trí của biên tập viên (biên tập viên truyền hình, biên tập viên báo chí,...) mà mỗi nơi sẽ yêu cầu khác nhau.

Sau đây cũng sẽ là một số kỹ năng mang tính chất tham khảo cho người đọc:

- Kiến thức chuyên môn: Biên tập viên cần có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực mà họ đang làm việc.

- Tư duy logic và phân tích: Biên tập viên cần có khả năng suy luận, phân tích thông tin để đưa ra quyết định đúng đắn về cách bố trí và chỉnh sửa bài viết.

- Kỹ năng viết và chỉnh sửa: Biên tập viên cần có khả năng viết và chỉnh sửa văn bản một cách chính xác và hiệu quả.

- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ: biên tập viên cần có khả năng trong việc việc sử dụng ngôn ngữ của mình để hoàn thiện nội dung cần biên tập.

- Kiểm tra sự thật và độ tin cậy: Biên tập viên cần phải xác định được tính chính xác và độ tin cậy của thông tin, sự kiện hoặc dữ liệu được đưa ra trong bài viết.

- Kỹ năng quản lý thời gian: biên tập viên cần phải quản lý thời gian của mình để hoàn thành công việc đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng bài viết.

- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: biên tập viên cần phải có khả năng giao tiếp tốt để liên lạc với các tác giả, cộng tác viên và đàm phán với các đối tác nếu cần.

- Kiến thức về công nghệ: biên tập viên cần phải có kiến thức về các công nghệ liên quan đến xu hướng và công cụ chỉnh sửa văn bản như phần mềm chỉnh sửa, hệ thống quản lý nội dung, cách đọc dữ liệu.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khi có những sự cố xảy ra biên tập viên cần có sự nhạy bén để giải quyết vấn đề, tránh tối đa sự ảnh hưởng trong việc truyền đạt thông tin đến công chúng;

- Sự sáng tạo và khả năng đổi mới: biên tập viên cần phải có sự sáng tạo và khả năng đổi mới để tạo ra các ý tưởng mới và phát triển các chiến lược mới để tăng hiệu quả công việc.

Biên tập viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biên tập viên có yêu cầu trình độ chuyên ngành nào không?
Pháp luật
Để thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 1 cần đáp ứng tiêu chuẩn điều kiện gì?
Pháp luật
Biên tập viên hạng 2 phải có trình độ lý luận chính trị thế nào? Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp để được thăng hạng lên biên tập viên hạng 2?
Pháp luật
Biên tập viên hạng 2 lĩnh vực báo chí có phải hướng dẫn nghiệp vụ cho biên tập viên hạng 3 không?
Pháp luật
Biên tập viên ở đài truyền hình cấp nào thì được xét cấp thẻ nhà báo? Công tác ở đài truyền hình bao nhiêu năm thì được xét cấp thẻ nhà báo lần đầu?
Pháp luật
Biên tập viên hạng 3 lĩnh vực báo chí có được theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất báo chí không?
Pháp luật
Biên tập viên hạng 3 lĩnh vực xuất bản được áp dụng hệ số lương cao nhất là bao nhiêu? Công việc, năng lực và bằng cấp của biên tập viên hạng 3?
Pháp luật
Người được làm biên tập viên hạng 1 lĩnh vực báo chí có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành báo chí, xuất bản không?
Pháp luật
Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 3 trong lĩnh vực báo chí có bắt buộc có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí không?
Pháp luật
Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 2 trong lĩnh vực báo chí có nhiệm vụ gì? Có hệ số lương viên chức cao nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập viên ngành xuất bản? Sau khi bị thu hồi có được cấp lại chứng chỉ hành nghề không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biên tập viên
2,849 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biên tập viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biên tập viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào