Một cá nhân bất kỳ có thể tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân khác tham gia hay không?
Một cá nhân bất kỳ có thể tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân khác tham gia hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 113/2013/NĐ-CP, tác phẩm mỹ thuật được quy định như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, bao gồm:
a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;
b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;
c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;
d) Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác.
[...]"
Theo quy định trên, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc được xem là tác phẩm mỹ thuạt gồm: tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng.
Tại Điều 9 Nghị định 113/2013/NĐ-CP, đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật được quy định như sau:
"Điều 9. Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật tại Việt Nam phải phối hợp với cơ quan, tổ chức của Việt Nam có chức năng quy định tại Khoản 1 Điều này."
Những đối tượng này được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL như sau:
"Điều 4. Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
Đối tượng tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP bao gồm:
1. Các Bộ (Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), Ban, Ngành, Đoàn thể Trung ương;
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan đơn vị trực thuộc có chức năng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
3. Các Hội Văn học nghệ thuật;
4. Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao;
5. Doanh nghiệp có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật;
6. Các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật;
7. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa nghệ thuật theo quy định của pháp luật."
Do đó, cá nhân bất kỳ không thể tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật. Nếu muốn tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật phải thuộc một trong những đối tượng nêu trên.
Một cá nhân bất kỳ có thể tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân khác tham gia hay không?
Việc tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật phải thực hiện thủ tục thông báo theo quy định nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 113/2013/NĐ-CP, thủ tục thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật được quy định như sau:
"Điều 11. Thủ tục thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức thi, sáng tác tác phẩm mỹ thuật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này.
2. Hồ sơ thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đề án tổ chức, thể lệ cuộc thi;
b) Trường hợp phối hợp với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế phải kèm theo văn bản thỏa thuận giữa các bên.
3. Tổ chức, cá nhân tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức cuộc thi.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do."
Cá nhân tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật có những trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của cá nhân tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật được quy định tại Điều 12 Nghị định 113/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật
1. Thực hiện đúng đề án tổ chức.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thi, phải gửi báo cáo kết quả cuộc thi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp tổ chức triển lãm, trưng bày các tác phẩm dự thi sáng tác phải thực hiện các quy định về triển lãm tại Mục 2 Chương II Nghị định này.
4. Mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng của dự án tượng đài, tranh hoành tráng xây dựng trong khu vực bảo vệ di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt; dự án tượng đài, tranh hoành tráng xây dựng ở trung tâm hành chính cấp tỉnh, phải tổ chức thi và thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng."
Như vậy, cá nhân muốn tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện luật định; đồng thời, việc thực hiện thủ tục thông báo và trách nhiệm của những các nhân có quyền tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật cũng được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?