Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia tài sản để thành lập bao nhiêu doanh nghiệp mới?
- Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia tài sản để thành lập bao nhiêu doanh nghiệp mới?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới hình thành sau khi chia có bắt buộc phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng không?
- Hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những nội dung nào?
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia tài sản để thành lập bao nhiêu doanh nghiệp mới?
Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
...
3. Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia các tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia.
4. Tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Như vậy, theo quy định, một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia các tài sản của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia.
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia tài sản để thành lập bao nhiêu doanh nghiệp mới? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới hình thành sau khi chia có bắt buộc phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng không?
Điều kiện đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới hình thành sau khi chia được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi chia, tách phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định:
Điều kiện thành lập
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
4. Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
Và khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức vốn điều lệ
1. Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
2. Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
3. Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới hình thành sau khi chia vẫn phải đáp ứng điều kiện vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
Hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định thì hồ sơ đề nghị chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm các nội dung sau đây:
(1) Tờ trình đề nghị chia doanh nghiệp;
(2) Đề án chia doanh nghiệp;
(3) Báo cáo tài chính năm trước liền kề của doanh nghiệp đã được kiểm toán và báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm chia doanh nghiệp;
(4) Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp mới được hình thành sau khi chia;
(5) Các tài liệu khác có liên quan đến việc chia doanh nghiệp (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?