Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không?
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được bổ sung bởi khoản 32 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đến Điều 106 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì đơn đăng ký sở hữu công nghiệ phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
- Giấy uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
- Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không? (hình từ internet)
Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng không?
Căn cứ theo Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
...
Như vậy, một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho nhiều đối tượng sở hữu công nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.
(2) Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
- Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.
(3) Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.
Khi nào đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ?
Căn cứ theo Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022:
Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn.
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
b) Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
c) Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
d) Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
e) Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật này
...
Như vậy, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ khi thuộc 1 trong 6 trường hợp sau:
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;
- Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;
- Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;
- Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.
- Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?