Một đơn vị có thể đạt tới 45% cá nhân đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở được không? Cơ sở xét tặng là gì?
Một đơn vị có thể đạt tới 45% cá nhân đạt “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được không?
Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua được quy định tại Điều 7 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
1. Phong trào thi đua.
2. Thành tích thi đua.
3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 13 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;
b) Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua;
c) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.
4. Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Theo đó, Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 và các văn bản hướng dẫn không có quy định tỷ lệ phần trăm tối đa cá nhân đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở".
Tuy nhiên, để công tác thi đua, khen thưởng được thực chất, khen thưởng đúng người, đúng việc thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương cần căn cứ các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn khi thực hiện việc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (trong đó có danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở) bảo đảm đúng các quy định của pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Một đơn vị có thể đạt tới 45% cá nhân đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở được không? Cơ sở xét tặng là gì? (Hình từ Internet)
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn nào?
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được quy định tại Điều 23 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;
2. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận.
Theo đó, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;
(2) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận.
03 Nguyên tắc thi đua, khen thưởng?
03 Nguyên tắc thi đua, khen thưởng được quy định tại Điều 5 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022, cụ thể như sau:
(1) Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
(2) Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
- Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
- Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(3) Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?