Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước quốc tế vào thời điểm điều ước đã có hiệu lực thì điều ước này sẽ có hiệu lực đối với quốc gia đó kể từ khi nào?
- Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước quốc tế vào thời điểm điều ước đã có hiệu lực thì điều ước này sẽ có hiệu lực đối với quốc gia đó kể từ khi nào?
- Một phần của điều ước quốc tế sẽ được tạm thời thi hành trước ngày có hiệu lực trong trường hợp nào?
- Một điều ước quốc tế cần được giải thích với thiện chí như thế nào?
Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước quốc tế vào thời điểm điều ước đã có hiệu lực thì điều ước này sẽ có hiệu lực đối với quốc gia đó kể từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Bắt đầu có hiệu lực
1. Một điều ước sẽ có hiệu lực theo những thể thức và vào thời điểm mà điều ước ấn định hoặc theo sự thỏa thuận của các quốc gia tham gia đàm phán.
2. Nếu không có những quy định hoặc thỏa thuận như thế, điều ước sẽ có giá trị hiệu lực ngay sau thời điểm tất cả các quốc gia tham gia đàm phán nhất trí chịu sự ràng buộc của điều ước.
3. Khi một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước vào một thời điểm điều ước đã có hiệu lực, thì điều ước này, trừ khi có quy định khác, sẽ có hiệu lực đối với quốc gia này từ thời điểm đó.
4. Những quy định của một điều ước điều chỉnh việc xác thực văn bản, biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, những thể thức hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực, những bảo lưu, những chức năng của cơ quan lưu chiểu cũng như tất cả những vấn đề khác mà nhất thiết phải được đặt ra trước khi điều ước có hiệu lực, sẽ đều được thi hành ngay từ thời điểm thông qua văn bản của điều ước đó.
Theo đó, một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước quốc tế vào thời điểm điều ước đã có hiệu lực, thì điều ước này sẽ có hiệu lực đối với quốc gia đó kể từ thời điểm quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước quốc tế này, trừ khi có quy định khác.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Một phần của điều ước quốc tế sẽ được tạm thời thi hành trước ngày có hiệu lực trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc thi hành tạm thời
1. Một điều ước hoặc một phần của một điều ước sẽ được tạm thời thi hành trước ngày có hiệu lực:
a) Nếu điều ước có quy định như thế; hoặc
b) Nếu những quốc gia tham gia đàm phán đã có thỏa thuận như thế bằng một cách khác.
2. Việc tạm thời thi hành một điều ước hoặc một phần của một điều ước đối với một quốc gia sẽ chấm dứt nếu quốc gia này thông báo cho các quốc gia khác cùng tạm thời thi hành điều ước ý định của mình không muốn trở thành một bên của điều ước đó, trừ khi có quy định khác hoặc các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận một cách khác.
Theo đó, một phần của điều ước quốc tế sẽ được tạm thời thi hành trước ngày có hiệu lực trong trường hợp:
- Nếu điều ước có quy định như thế; hoặc
- Nếu những quốc gia tham gia đàm phán đã có thỏa thuận như thế bằng một cách khác.
Một điều ước quốc tế cần được giải thích với thiện chí như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Quy tắc chung về việc giải thích
1. Một điều ước cần được giải thích với thiện chí phù hợp với nghĩa thông thường được nêu đối với những thuật ngữ của điều ước trong nguyên bản của chúng và chú trọng đến đối tượng và mục đích của điều ước.
2. Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngoài chính nội dung văn bản, gồm lời nói đầu và các phụ lục, sẽ bao gồm:
a) Mọi thỏa thuận liên quan đến điều ước đã được tất cả các bên tham gia tán thành trong dịp ký kết điều ước;
b) Mọi văn kiện do một hoặc nhiều bên đưa ra trong dịp ký kết điều ước và được các bên khác chấp thuận là một văn kiện có liên quan đến điều ước.
3. Cùng với nội dung văn bản, sẽ phải tính đến:
a) Mọi thỏa thuận sau này giữa các bên về việc giải thích điều ước hoặc về việc thi hành các quy định của điều ước;
b) Mọi thực tiễn sau này trong khi thực hiện điều ước được các bên thỏa thuận liên quan đến việc giải thích điều ước;
c) Mọi quy tắc thích hợp của pháp luật quốc tế áp dụng trong các quan hệ giữa các bên.
4. Một thuật ngữ sẽ được hiểu với nghĩa riêng biệt nếu có sự xác định rằng đó là ý định của các bên.
Như vậy, một điều ước quốc tế cần được giải thích với thiện chí phù hợp với nghĩa thông thường được nêu đối với những thuật ngữ của điều ước trong nguyên bản của chúng và chú trọng đến đối tượng và mục đích của điều ước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?