Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của điều ước quốc tế sẽ chỉ có giá trị trong trường hợp nào?
- Các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước quốc tế xác định sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước vào thời điểm nào?
- Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của điều ước quốc tế sẽ chỉ có giá trị trong trường hợp nào?
- Một quốc gia có nghĩa vụ như thế nào trong việc tránh tiến hành thực hiện những hành vi làm cho một điều ước quốc tế mất đối tượng và mục đích trước khi có hiệu lực?
Các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước quốc tế xác định sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước vào thời điểm nào?
Căn cứ theo Điều 16 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc trao đổi hoặc lưu chiểu những văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập
Trừ khi điều ước có quy định khác, các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước xác định sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước vào thời điểm:
a) Trao đổi các văn kiện giữa các quốc gia ký kết;
b) Lưu chiểu các văn kiện ấy tại cơ quan lưu chiểu; hoặc
c) Thông báo những văn kiện ấy cho các quốc gia ký kết hoặc cho cơ quan lưu chiểu, nếu có thỏa thuận như vậy.
Theo đó, các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước quốc tế xác định sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước vào thời điểm sau đây:
- Trao đổi các văn kiện giữa các quốc gia ký kết;
- Lưu chiểu các văn kiện ấy tại cơ quan lưu chiểu; hoặc
- Thông báo những văn kiện ấy cho các quốc gia ký kết hoặc cho cơ quan lưu chiểu, nếu có thỏa thuận như vậy.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của điều ước quốc tế sẽ chỉ có giá trị trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của một điều ước và việc lựa chọn những điều khoản khác nhau
1. Không phương hại đến những quy định của các điều từ 19 đến 23, việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một phần của một điều ước sẽ chỉ có giá trị khi điều ước cho phép làm như vậy hoặc khi có sự đồng ý các quốc gia ký kết khác.
2. Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước khi điều ước đó cho phép lựa chọn giữa những quy định khác nhau sẽ chỉ có giá trị khi những quy định mà quốc gia đó lựa chọn đã được ghi rõ ràng trong điều ước.
Theo đó, một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của điều ước quốc tế sẽ chỉ có giá trị khi điều ước cho phép làm như vậy hoặc khi có sự đồng ý các quốc gia ký kết khác.
Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của điều ước quốc tế sẽ chỉ có giá trị khi việc này được thực hiện nếu không làm phương hại đến những quy định của các điều từ 19 đến 23 Công ước này cụ thể gồm:
Điều 19. Việc đề ra những bảo lưu
Điều 20. Chấp thuận và bác bỏ bảo lưu
Điều 21. Những hậu quả pháp lý của những bảo lưu và việc phản đối bảo lưu
Điều 22. Rút ra các bảo lưu và các phản đối bảo lưu
Điều 23. Thủ tục liên quan đến những bảo lưu
Một quốc gia có nghĩa vụ như thế nào trong việc tránh tiến hành thực hiện những hành vi làm cho một điều ước quốc tế mất đối tượng và mục đích trước khi có hiệu lực?
Căn cứ theo Điều 18 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Nghĩa vụ về việc không được làm cho một điều ước mất đối tượng và mất mục đích trước khi điều ước này có hiệu lực
Một quốc gia có nghĩa vụ tránh tiến hành thực hiện những hành vi làm cho một điều ước mất đối tượng và mục đích:
a) Khi quốc gia đó đã ký hoặc trao đổi những văn kiện điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt điều ước đó, cho đến khi quốc gia đó tỏ rõ ý định không muốn trở thành một bên của điều ước đó nữa; hoặc
b) Khi quốc gia đó đã biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, trong thời gian trước khi điều ước có hiệu lực và với điều kiện là việc có hiệu lực này không được trì hoãn một cách quá đáng.
Theo đó, khi quốc gia đó đã ký hoặc trao đổi những văn kiện điều ước quốc tế với bảo lưu việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt điều ước đó, cho đến khi quốc gia đó tỏ rõ ý định không muốn trở thành một bên của điều ước quốc tế đó nữa;
Hoặc khi quốc gia đó đã biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước quốc tế, trong thời gian trước khi điều ước có hiệu lực và với điều kiện là việc có hiệu lực này không được trì hoãn một cách quá đáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?