Một số bài nhạc Giáng sinh, nhạc Noel dành cho trẻ em hay, vui nhộn? Hoạt động có thể kết hợp khi cho trẻ nghe nhạc Giáng sinh? Giáng sinh là ngày lễ lớn?
Một số bài nhạc Giáng sinh, nhạc Noel dành cho trẻ em hay, vui nhộn? Giáng sinh là ngày lễ lớn?
Lễ Giáng sinh được tổ chức phổ biến, cũng được rất nhiều người quan tâm, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, tại Việt Nam chỉ có 08 ngày lễ lớn theo quy định nêu trên. Lễ Giáng sinh không phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam.
Có thể tham khảo một số bài nhạc Giáng sinh, Noel dành cho trẻ em hay, vui nhộn dưới đây:
(1) We wish you a Merry Christmas (Phiên bản Việt - Anh) - Bé Bào Ngư (2) Jingle Bells Merry Christmas - Boney M (3) Let it go - Idina Menzel (4) Santa claus is coming town - Mariah Care (5) Last Christmas - Crazy Frog (6) Deck the Halls Christmas (7) All I want For Christmas is you - Mariah Carey (8) Bé vui Noel - Candy Ngọc Hà (9) Ông già Noel vui tính - bé Phan Hiếu Kiên (10) It’s Christmas - Piper Rockelle (11) Rudolph the red nosed reindeer (12) Do you want to build a snowman - Kristen Bell (13) Here comes Santa Claus (14) Cây thông màu xanh - bé Diệu Anh (15) Người tuyết băng giá - Candy Ngọc Hà ... |
Lưu ý: Các bài hát trên chỉ mang tính chất tham khảo
Một số bài nhạc Giáng sinh, nhạc Noel dành cho trẻ em hay, vui nhộn? Hoạt động có thể kết hợp khi cho trẻ nghe nhạc Giáng sinh? (Hình từ Internet)
Một số hoạt động thú vị mà giáo viên mầm non có thể kết hợp khi cho trẻ nghe nhạc Giáng sinh? Tuổi đi học của trẻ em mầm non là mấy tuổi?
Một số hoạt động thú vị mà giáo viên có thể kết hợp khi cho trẻ nghe nhạc Giáng sinh, nhạc Noel:
(1) Hoạt động vận động theo nhạc:
Vỗ tay, nhún nhảy theo điệu nhạc
Làm động tác minh họa theo lời bài hát (ví dụ: giả vờ trang trí cây thông, trao quà, đi bộ trong tuyết)
Múa tự do theo giai điệu vui nhộn
Chơi trò "đóng băng" - dừng chuyển động khi tạm dừng nhạc
(2) Hoạt động tương tác nhóm:
Nắm tay nhau đi vòng tròn theo nhịp
Chia cặp đôi nhảy múa
Tổ chức trò chơi "ghế nhạc" theo giai điệu Giáng sinh
Cùng hát theo và làm động tác theo nhóm
(3) Hoạt động sáng tạo:
Vừa nghe nhạc vừa vẽ tranh về Giáng sinh
Làm đồ trang trí Noel đơn giản theo nhạc
Sáng tạo động tác múa mới theo ý thích
Kể chuyện/đóng vai theo nội dung bài hát
(4) Hoạt động học tập:
Học từ vựng mới trong bài hát
Tập đếm theo nhịp điệu
Nhận biết các nhạc cụ trong bài
Học về văn hóa Giáng sinh qua lời bài hát
(5) Trò chơi âm nhạc:
Đoán tên bài hát qua giai điệu
Hát tiếp lời bài hát khi tạm dừng
Chơi trò "tìm âm thanh" - nhận biết các âm thanh đặc trưng của Giáng sinh
Chơi nhạc cụ đơn giản theo nhịp (như lắc chuông, trống nhỏ)
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ tại Điều 32 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non như sau:
Tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non
1. Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào trường mầm non.
2. Trẻ em khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi.
Như vậy, độ tuổi trẻ em được đi học tại trường mầm non là từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi. Đối với trẻ em khuyết tật thì độ tuổi nhập học của trẻ em mầm non được cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi.
Bổn phận của trẻ em gồm những bổn phận gì?
Bổn phận của trẻ em được quy định tại Mục 2 Chương II Luật Trẻ em 2016 bao gồm các bổn phận sau:
* Bổn phận của trẻ em đối với gia đình quy định tại Điều 37 Luật Trẻ em 2016:
- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
* Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác quy định Điều 38 Luật Trẻ em 2016 như sau:
- Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
- Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
- Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
* Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội tại Điều 39 Luật Trẻ em 2016 quy định:
- Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
- Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.
- Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
* Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước tại Điều 40 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
- Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
* Bổn phận của trẻ em với bản thân ở Điều 41 Luật Trẻ em 2016 quy định cụ thể:
- Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.
- Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
- Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
- Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
- Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kết quả xem xét giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Đảng ủy cơ sở là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu văn bản bổ sung tài liệu, làm rõ hồ sơ dự thầu? Khi nào cần bổ sung tài liệu, làm rõ hồ sơ dự thầu?
- Mẫu thông báo thu hồi công nợ cuối năm? Tải về Mẫu thông báo công nợ gửi khách hàng thông dụng nhất?
- Thuyết không thể biết là gì? Ví dụ về thuyết không thể biết? Không thể biết quyền của mình bị xâm phạm là trở ngại khách quan?
- Răng khôn mọc lệch là gì? Nguyên tắc điều trị răng khôn mọc lệch đã có biến chứng chuẩn Bộ Y tế?