Một số hóa chất khử trùng nước thông dụng trong mùa bão lụt? Người dân có nghĩa vụ chủ động dự trữ thiết bị xử lý nước trong mùa bão lụt không?

Một số hóa chất khử trùng nước thông dụng trong mùa bão lụt? Người dân có nghĩa vụ chủ động dự trữ thiết bị xử lý nước trong mùa bão lụt không? Hình thức hỗ trợ trung hạn được quy định như thế nào trong mùa bão lụt?

Một số hóa chất khử trùng nước thông dụng trong mùa bão lụt?

Căn cứ theo khoản 7 và khoản 27 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:

Theo đó, bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.

Cùng với đó, mùa lũ là khoảng thời gian liên tục trong một năm thường xuất hiện lũ, được xác định như sau:

- Trên các sông thuộc Bắc Bộ, từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 31 tháng 10;

- Trên các sông từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Hà Tĩnh, từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11;

- Trên các sông từ tỉnh Quảng Bỉnh đến tỉnh Ninh Thuận, từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 15 tháng 12;

- Trên các sông thuộc tỉnh Bình Thuận, các tỉnh thuộc Nam Bộ và Tây Nguyên, từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11.

Căn cứ theo tài liệu sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt do Bộ Y tế ban hành quy định về một số hóa chất khử trùng nước thông dụng trong mùa bão lụt như sau:

Hiện nay, có thể xử lý nước bằng phương pháp lý học hoặc phương pháp hoá học. Khử trùng bằng phương pháp lý học thông thường là đun sôi. Nước sau khi khử trùng có thể bị tái nhiễm bẩn do sử dụng và bảo quản tại nhà không đảm bảo.

Clo là hoá chất khử trùng có hiệu quả khi độ đục và pH của nước không cao, chẳng hạn không vượt quá 8,0. Phần lớn các nguồn nước đều có pH thấp hơn 8,0 vì vậy có thể sử dụng được.

Loại hoá chất đang được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay là Cloramin B, Aquatabs 67mg. Đây là hoá chất mà Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương sử dụng trong xử lý nước cho nhân dân trong và sau bão lụt. Viên sủi Aquatabs 67mg thích hợp để khử khuẩn nước dùng trong ăn uống. Cloramin B được sử dụng dưới hai dạng: viên và bột. Hàm lượng Clo hoạt tính của loại bột thường sử dụng là 27%.

Ngoài ra, hiện nay có một số hoá chất khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam. Đó là:

- Hypoclorit Canxi (thường gọi là Clorua vôi, chất tẩy nhiệt đới, bột tẩy “HTH” - High Test Hypochlorite) là loại bột chứa từ 20 - 70% Clo hoạt tính. Hypoclorit Canxi thường được sử dụng dưới dạng dung dịch để khử trùng tại nông thôn, tại các hệ thống cấp nước cỡ nhỏ; hoặc dưới dạng chứa trong các dụng cụ thẩm thấu, hoặc dưới dạng viên nén sử dụng cho gia đình.

- Hypoclorit Natri (chất tẩy và chất sát trùng) được sản xuất ở dạng dung dịch. Dung dịch Hypoclorit Natri chứa khoảng từ 1 - 18% Clo hoạt tính, nghĩa là chứa rất nhiều nước. Hypoclorit Natri có thể bị hư hỏng nhanh chóng bởi ánh sáng, nhiệt độ nóng và không khí, vì vậy phải được bảo quản tại những nơi kín, khô và mát, trong các thùng không rỉ (ví dụ: bằng nhựa, gốm, kính tối màu và bê tông).

- Clo tinh khiết, chẳng hạn như Clo khí hoặc Clo lỏng chứa trong các bình thép được sử dụng rộng rãi. Dạng Clo này được sử dụng rộng rãi tại các trạm xử lý nước, tại đầu giếng, nơi bắt đầu bơm nước hoặc tại bể tái khử trùng trước khi đưa nước vào hệ thống phân phối lớn. Loại này không thể sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình được.

Tải về Sổ tay hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt do Bộ Y tế ban hành.

Tải về Hướng dẫn xử lý nguồn nước sau mùa bão lũ.

Một số hóa chất khử trùng nước thông dụng trong mùa bão lụt? Người dân có nghĩa vụ chủ động dự trữ thiết bị xử lý nước trong mùa bão lụt không?

Một số hóa chất khử trùng nước thông dụng trong mùa bão lụt? Người dân có nghĩa vụ chủ động dự trữ thiết bị xử lý nước trong mùa bão lụt không? (Hình từ Internet)

Người dân có nghĩa vụ chủ động dự trữ thiết bị xử lý nước trong mùa bão lụt không?

Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 34 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân
...
2. Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn; không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai;
b) Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương;
c) Tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với đặc điểm thiên tai tại địa phương;
d) Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai;
đ) Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để phòng, chống thiên tai;
e) Chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc thù thiên tai tại địa phương;
...

Như vậy, người dân có nghĩa vụ phải chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống trong mùa bão lụt.

Hình thức hỗ trợ trung hạn được quy định như thế nào trong mùa bão lụt?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm b khoản 18 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về việc hỗ trợ trung hạn trong mùa bão lụt được như sau:

- Hỗ trợ trung hạn được thực hiện tiếp theo cứu trợ khẩn cấp, tập trung vào hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất; cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện các biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường; sửa chữa, khôi phục trụ sở, công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng thiết yếu khác bị thiệt hại;

- Đối tượng được hỗ trợ trung hạn bao gồm tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại; cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp có công trình quy định tại điểm a khoản này;

- Nguồn lực cho hỗ trợ trung hạn bao gồm lương thực, hàng hóa dự trữ của Nhà nước; ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ quốc tế.

Nước sinh hoạt Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nước sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Một số hóa chất khử trùng nước thông dụng trong mùa bão lụt? Người dân có nghĩa vụ chủ động dự trữ thiết bị xử lý nước trong mùa bão lụt không?
Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết các bước khử trùng nước ăn uống trong mùa lũ lụt theo Bộ Y tế? Các biện pháp cơ bản ứng phó lũ lụt?
Pháp luật
Hướng dẫn xử lý các giếng để lấy nước sinh hoạt sau bão như thế nào? Việc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt?
Pháp luật
Các bước xử lý nước ăn uống trong khi ngập lụt? Tin cảnh báo ngập lụt có nêu độ sâu ngập lụt lớn nhất không?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nước sinh hoạt
212 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nước sinh hoạt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nước sinh hoạt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào