Một số trò chơi dân gian trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc độc đáo, vui nhộn? Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc là ngày mấy tháng 11?
- Một số trò chơi dân gian trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc độc đáo, vui nhộn? Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc là ngày mấy tháng 11?
- Ngày 18 tháng 11 - Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc có phải ngày lễ người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Điều kiện gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?
Một số trò chơi dân gian trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc độc đáo, vui nhộn? Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc là ngày mấy tháng 11?
Một số trò chơi dân gian phổ biến thường xuất hiện trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc:
(1) Kéo co
Là trò chơi đồng đội truyền thống, hai đội đứng hai bên kéo dây theo hướng ngược nhau kéo hai đầu của một sợi dây thừng để giành phần thắng. Trò chơi kéo co giúp thể hiện sức mạnh đoàn kết và tinh thần đồng đội.
(2) Đánh đu
Trò chơi truyền thống trong dịp Tết và lễ hội. Người chơi đứng và đong đưa trên ván đu, giúp thể hiện sự khéo léo và duyên dáng.
(3) Nhảy bao bố
Nhảy bao bố là trò chơi giúp rèn luyện thể lực, sức bật, sự khéo léo trong việc giữ thăng bằng. Tạo không khí vui vẻ, đoàn kết khi tham gia, phù hợp với mọi lứa tuổi.
(4) Đập niêu
Người chơi bị bịt mắt, tìm cách đập vỡ chiếc niêu. Trò chơi này giúp tạo không khí vui nhộn, hào hứng, thu hút đông đảo người tham gia.
(5) Bắt vịt
Thả vịt trong khu vực nhất định, người chơi tìm cách bắt vịt. Bắt vịt là trò chơi thể thao lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, thể lực, kỹ năng bơi lội và mang lại tiếng cười sảng khoái.
(6) Đi cà kheo
Trò chơi dân gian đi cà kheo là trò chơi đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe tốt cùng sự khéo léo nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể. Chơi trò cà kheo góp phần rèn luyện sự khéo léo và phối hợp nhịp nhàng tay chân, khả năng giữ thăng bằng trên không...cho các bé. Đồng thời tạo không khí vui vẻ, thi đua, tinh thần tập thể và xây dựng tính đoàn kết.
(7) Đẩy gậy
Đẩy gậy là một trò chơi dân gian quen thuộc đòi hỏi người tham gia phải có sức khỏe tốt, bền bỉ và biết chớp thời cơ thật nhanh.
Những trò chơi này không chỉ mang tính giải trí mà còn gắn kết cộng đồng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 về Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, theo đó:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Như vậy, ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 18/11/2024 sẽ là ngày Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 và rơi vào ngày thứ Hai của tuần.
Một số trò chơi dân gian trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc độc đáo, vui nhộn? Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc là ngày mấy tháng 11? (Hình từ Internet)
Ngày 18 tháng 11 - Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc có phải ngày lễ người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, ngày 18 tháng 11 hay Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc không phải ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm hưởng lương.
Điều kiện gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 1 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định như sau:
Thành viên
Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Việc gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tán thành Điều lệ và các quy định cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xem xét công nhận.
Theo đó, cá nhân, tổ chức muốn gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì phải tự nguyện; phải tán thành Điều lệ và các quy định cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xem xét công nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?