Một tổ tuần tra giao thông gồm mấy người? Ai có thẩm quyền quyết định tuần tra giao thông công khai kết hợp với hóa trang?
Một tổ tuần tra giao thông gồm mấy người?
Căn cứ tại Thông tư 32/2023/TT-BCA không có điều khoản nào quy định về số lượng thành viên trong một tổ tuần tra, kiểm soát giao thông.
Như vậy, thì tổ tuần tra giao thông không có giới hạn số lượng cán bộ cảnh sát giao thông.
Tuy nhiên tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định như sau:
Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
1. Tổ Cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều này để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.
…
Theo quy định trên khi lập tổ tuần tra, kiểm soát kết hợp với hóa trang thì phải bố trí một bộ phận cán bộ bộ hóa trang (mặc thường phục) kết hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch. Nghĩa là tổ tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có ít nhất từ 02 người trở lên.
Như vậy, thì chỉ khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang thì tổ tuần tra mới phải đảm bảo có từ hai người trở lên.
Trong các trường hợp còn lại, CSGT đi một mình cũng có thể dừng xe để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch và xử phạt người vi phạm.
Một tổ tuần tra giao thông gồm mấy người? Ai có thẩm quyền quyết định tuần tra giao thông công khai kết hợp với hóa trang? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định tuần tra giao thông công khai kết hợp với hóa trang?
Ai có thẩm quyền quyết định tuần tra giao thông công khai kết hợp với hóa trang, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định như sau:
Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
…
2. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, gồm:
a) Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp.
3. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền quyết định tuần tra giao thông công khai kết hợp với hóa trang như sau:
- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại khoản 2 Điều này;
- Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Công an giao thông thực hiện tuần tra giao thông theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA thì công an giao thông thực hiện tuần tra giao thông theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
- Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?