Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là gì? Ai là người mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia?

Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là gì? Ai là người mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia theo quy định? Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm như thế nào theo quy định của pháp luật?

Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là gì?

Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia được giải thích tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 80/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định 80/2024/NĐ-CP bao gồm:

- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

- Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu;

- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn.

Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là gì? Ai là người mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia?

Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là gì? Ai là người mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia? (Hình từ Internet)

Ai là người mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng bao gồm:
a) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo;
b) Khách hàng sử dụng điện lớn.
2. Đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia bao gồm:
a) Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió hoặc mặt trời với công suất từ 10 MW trở lên đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
b) Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất mua điện từ Tổng công ty Điện lực hoặc Đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực đấu nối cấp điện áp từ 22 kV trở lên;
c) Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất ủy quyền mua điện từ Tổng công ty Điện lực, ký kết Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (sau đây viết tắt là Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền).
...

Như vậy, theo quy định, đối tượng mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia gồm có:

- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió hoặc mặt trời với công suất từ 10 MW trở lên đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh;

- Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất mua điện từ Tổng công ty Điện lực hoặc Đơn vị bán lẻ điện không phải Tổng công ty Điện lực đấu nối cấp điện áp từ 22 kV trở lên;

- Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất ủy quyền mua điện từ Tổng công ty Điện lực, ký kết Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (sau đây viết tắt là Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền).

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?

Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được quy định tại Điều 19 Nghị định 80/2024/NĐ-CP, bao gồm:

(1) Thỏa thuận, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo khi nhận được văn bản đề nghị bán điện và các tài liệu liên quan của Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo.

(2) Kiểm tra kết quả tính toán của Tổng công ty Điện lực về tỷ lệ tổn thất điện năng dự kiến năm N (KPP) và công bố tỷ lệ này trước ngày 30 tháng 11 năm N-1.

(3) Tính toán, báo cáo Bộ Công Thương kết quả tính toán trước khi công bố quyết định về các chi phí quy định tại Điều 16 Nghị định 80/2024/NĐ-CP, bao gồm:

- Chi phí sử dụng dịch vụ hệ thống điện cho một đơn vị điện năng áp dụng đối với Khách hàng của các Tổng công ty Điện lực năm N theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 16 Nghị định 80/2024/NĐ-CP trước ngày 15 tháng 12 năm N-1.

Trường hợp chi phí sử dụng dịch vụ hệ thống điện cho một đơn vị điện năng áp dụng đối với Khách hàng của các Tổng công ty Điện lực năm N công bố trước ngày 15 tháng 12 năm N-1 được tính toán theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày phương án giá bán lẻ điện bình quân hằng năm của năm N được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, rà soát và cho ý kiến theo quy định tại cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cập nhật chi phí sử dụng dịch vụ hệ thống điện cho một đơn vị điện năng của năm N theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 16 Nghị định 80/2024/NĐ-CP;

- Trước ngày 30 tháng M-1, tính toán và công bố chi phí thanh toán bù trừ chênh lệch tháng M-2 (PCL).

Mua bán điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trình tự đàm phán hợp đồng mua bán điện diễn ra như thế nào?
Pháp luật
Đơn vị mua buôn điện là gì? Nút giao dịch mua bán điện của đơn vị mua buôn điện được tính tại điểm nào?
Pháp luật
Nút giao dịch là gì? Nút giao dịch mua bán điện của từng thành viên tham gia thị trường điện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xem các nội dung chính của hợp đồng mua bán điện trên thị trường giao ngay tại đâu? Giá thị trường điện giao ngay là gì?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán điện trên thị trường giao ngay là gì? Tải về mẫu Hợp đồng mua bán điện trên thị trường giao ngay?
Pháp luật
Ai là người mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng? Thực hiện mua bán điện trực tiếp theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là gì? Ai là người mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia?
Pháp luật
Lưới điện quốc gia là gì? 03 đối tượng được mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là đối tượng nào?
Pháp luật
Đường dây kết nối riêng là gì? Nguyên tắc mua bán điện trực tiếp thông qua Đường dây kết nối riêng?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề?
Pháp luật
Tổng hợp 3 mẫu báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia mới nhất là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán điện
311 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào