Mua bán thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng có bị xử phạt hay không? Sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cho tôi hỏi cá nhân mua bán thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng có bị xử phạt hay không? Trường hợp mà sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Thức ăn chăn nuôi được pháp luật quy định như thế nào?

Thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi (Hình từ Internet)

Theo khoản 25 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 giải thích thức ăn chăn nuôi như sau:

Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

Mua bán thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng, sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi có bị xử phạt không?

Theo Điều 20 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng, sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:

Vi phạm quy định về mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng, sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Hành vi mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm thức ăn chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 100.000.000 đồng trở lên.
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng mỗi loại nguyên liệu hoặc mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã hết hạn sử dụng.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy;
c) Buộc sửa đổi thông tin đối với lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, cá nhân hành vi mua bán thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 40.000.000 đồng.

Đối với hành vi sử dụng nguyên liệu hết hạn để sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 15.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định

Trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy.

Mua bán thức ăn chăn nuôi giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 45 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi như sau:

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
i) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
k) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt như sau:

- Khung hình phạt thứ nhất: phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Khung hình phạt thứ 2: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

- Khúng hình phạt thứ 3: phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

- Khung hình phạt thứ tư: phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất là 15.000.000.000 đồng đối với mức phạt tiền hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Thức ăn chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thức ăn chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chăn nuôi là gì? Cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Pháp luật
Sản phẩm thức ăn truyền thống trong chăn nuôi được công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung nào?
Pháp luật
Bản công bố hợp quy sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã được thông báo tiếp nhận, sau đó có chỉnh sửa thì nộp lại hồ sơ có được tiếp nhận không?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với tên A tại nước ngoài về sang chiết và lưu hành tại việt Nam với tên B có được không?
Pháp luật
Trường hợp nào được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ khi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử không?
Pháp luật
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại cơ quan nào?
Pháp luật
Trong lĩnh vực chăn nuôi thì thức ăn đậm đặc là gì? Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thức ăn chăn nuôi
4,743 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thức ăn chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thức ăn chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào