Mua bán trái phép lá cần sa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là tử hình đúng không?

Cần sa có mã số CAS là gì? Được xếp vào loại chất ma túy nào? Mua bán trái phép lá cần sa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là tử hình đúng không? câu hỏi của anh B (Hải Dương).

Cần sa có mã số CAS là gì? Được xếp vào loại chất ma túy nào?

Theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 19-1:2015/BYT về Hương liệu thực phẩm - Các chất tạo hương vani có giải thích như sau:

3. Giải thích chữ viết tắt
Trong quy chuẩn này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
3.1. JECFA (Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives): Ủy ban chuyên gia về Phụ gia thực phẩm của FAO và WHO.
3.2. Mã số CAS (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất của Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.
3.3. Mã số FEMA (Flavor and Extracts Manufacturers Association): Mã số Hiệp hội các nhà sản xuất hương liệu và các chất chiết xuất.
3.4. Mã số COE (Council of Europe): Mã số của Ủy ban Châu Âu
3.5. Mã số FLAVIS (EU Flavour Information System): Mã số của Hệ thống thông tin hương liệu Châu Âu.

Theo đó, mã số CAS (Chemical Abstracts Service) được hiểu là mã số đăng ký hóa chất của Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.

Dẫn chiếu đến Danh mục I về Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định như sau:

STT

Tên chất

Tên khoa học

Mã thông tin CAS

1

Cần sa và các chế phẩm từ cần sa


8063-14-7

2

Lá Khat

Lá cây Catha edulis


3

Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện*



* Trừ trường hợp ethyl este của acid béo iod hóa trong dầu hạt thuốc phiện mà không còn chứa chất ma túy từ thuốc phiện.

Theo đó, cần sa có mã số CAS là 8063-14-7 và được xếp vào Danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

Mua bán trái phép lá cần sa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là tử hình đúng không?

Mua bán trái phép lá cần sa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là tử hình đúng không? (hình từ internet)

Mua bán trái phép lá cần sa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là tử hình đúng không?

Mua bán trái phép lá cần sa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội mua bán trái phép chất ma túy" được nêu tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể khoản 4 Điều này có đề cập như sau:

Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, trường hợp mua bán trái phép lá cần sa có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên thì có thể bị truy cứu hình sự với mức phạt tù là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là lá cần sa từ 02 lần trở lên có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Tại Điều 85 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;
b) Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
e) Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Như vậy, trường hợp phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là lá cần sa từ 02 lần trở lên là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Chất ma túy Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Chất ma túy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hỏi về tội TTTP chất ma túy
Pháp luật
Ma túy cực độc fentanyl là gì? Cung cấp phương tiện cho người khác mua bán trái phép loại ma túy cực độc fentanyl bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
15 chất mới trong Danh mục chất ma túy từ ngày 17/7/2024 gồm những chất nào? Các chất mới được bổ sung ra sao?
Pháp luật
Khi phát hiện việc trồng cây có chứa chất ma túy cá nhân có được tự ý phá bỏ hay không? Trồng cây cần sa có bị phạt tiền theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Khi phát hiện có người trồng cây có chứa chất ma túy thì cá nhân có phải thông báo thông tin cho công an hay không?
Pháp luật
Chất ma túy được hiểu như thế nào? Hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy có bị cấm hay không?
Pháp luật
Cây côca có được xếp vào loại cây có chứa chất ma túy theo quy định pháp luật không? Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người trồng cây côca là bao nhiêu?
Pháp luật
Nếu các con nghiện cùng nhau góp tiền, cùng nhau sử dụng chất ma túy thì có xác định là rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng ma túy không?
Pháp luật
Cỏ Mỹ có phải là chất ma túy không? Người chơi cỏ Mỹ sẽ bị đưa đi cai nghiện bắt buộc đúng không?
Pháp luật
Chiếm đoạt chất ma túy là gì? Chiếm đoạt bao nhiêu gam ma túy thì bị tử hình theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Được phép mua bán chất ma túy công khai trong những trường hợp nào? Quyết định quản lý người sử dụng chất ma túy trái phép sẽ do ai ban hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất ma túy
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,234 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất ma túy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất ma túy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào