Mua bán vàng miếng qua đấu thầu là gì? Có những hình thức mua bán vàng miếng nào theo quy định hiện hành?
Mua bán vàng miếng qua đấu thầu là gì? Có những hình thức mua bán vàng miếng nào?
Mua bán vàng miếng qua đấu thầu là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2013/TT-NHNN thì:
Mua bán vàng miếng qua đấu thầu là hình thức mua, bán trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu để xác định đối tác, giá và khối lượng vàng miếng mua, bán.
Có những hình thức mua bán vàng miếng nào?
Hình thức mua, bán vàng miếng được quy định tại Điều 7 Thông tư 06/2013/TT-NHNN, cụ thể như sau:
- Mua bán vàng miếng trực tiếp: là hình thức mua, bán trong đó Ngân hàng Nhà nước quyết định và công bố giá, khối lượng, đối tác mua, bán vàng miếng.
- Mua bán vàng miếng qua đấu thầu theo giá hoặc đấu thầu theo khối lượng.
Trong đó: theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì:
Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Mua bán vàng miếng qua đấu thầu là gì? Có những hình thức mua bán vàng miếng nào? (Hình từ Internet)
Tài liệu giao dịch mua bán vàng miếng qua đấu thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 06/2013/TT-NHNN về tài liệu giao dịch
Tài liệu giao dịch
Giao dịch mua, bán vàng miếng từng lần giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được thể hiện bằng các văn bản sau:
1. Đối với mua, bán trực tiếp:
a) Thông báo mua, bán vàng miếng, thông báo giá mua, giá bán của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đơn đăng ký mua, bán vàng miếng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
c) Thông báo khối lượng mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước;
d) Văn bản xác nhận giao dịch.
2. Đối với mua, bán qua đấu thầu:
a) Thông báo đấu thầu, thông báo giá mua hoặc giá bán (đối với đấu thầu theo khối lượng), giá sàn, giá trần (đối với đấu thầu theo giá) của Ngân hàng Nhà nước;
b) Phiếu dự thầu của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
c) Thông báo kết quả đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước;
d) Văn bản xác nhận giao dịch.
Như vậy, giao dịch mua, bán vàng miếng từng lần giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được thể hiện bằng các văn bản sau:
Đối với mua bán vàng miếng qua đấu thầu:
- Thông báo đấu thầu, thông báo giá mua hoặc giá bán (đối với đấu thầu theo khối lượng), giá sàn, giá trần (đối với đấu thầu theo giá) của Ngân hàng Nhà nước;
- Phiếu dự thầu của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
- Thông báo kết quả đấu thầu của Ngân hàng Nhà nước;
- Văn bản xác nhận giao dịch.
Phương án mua bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các nội dung nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 06/2013/TT-NHNN thì:
Phương án mua bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các nội dung:
- Thời điểm can thiệp;
- Loại vàng miếng mua, bán;
- Tổng khối lượng vàng miếng mua, bán can thiệp; Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch mua, bán; Khối lượng vàng miếng tối thiểu, tối đa trong một giao dịch mua, bán với một đối tác; Bước giá, bước khối lượng dự thầu;
- Hình thức mua, bán;
- Đối tượng dự kiến thực hiện mua, bán;
- Nguyên tắc xác định giá mua, bán (đối với hình thức mua, bán trực tiếp); nguyên tắc xác định mức giá mua, giá bán (đối với hình thức đầu thầu theo khối lượng); nguyên tắc xác định mức giá sàn, giá trần (đối với hình thức đấu thầu theo giá);
- Tỷ lệ đặt cọc, khối lượng tham chiếu, nguyên tắc xác định giá tham chiếu;
- Nguyên tắc, căn cứ xác định giá và mức biến động giá vàng để quyết định ngừng mua, bán trong trường hợp mua, bán trực tiếp hoặc hủy đấu thầu;
- Việc mua vàng, bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài hoặc mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng hoặc bán vàng ra nước ngoài để đối ứng với khối lượng vàng đã bán, mua can thiệp.
Lưu ý số 1: Vụ Quản lý Ngoại hối làm đầu mối phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ và Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xây dựng và trình Trưởng ban điều hành Dự trữ ngoại hối thông qua để trình Thống đốc phê duyệt phương án mua, bán vàng miếng can thiệp thị trường vàng trong từng thời kỳ.
Ngoài ra, Vụ Quản lý Ngoại hối còn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định giá mua, giá bán vàng miếng (đối với trường hợp mua bán trực tiếp và đấu thầu theo khối lượng), giá sàn, giá trần (đối với trường hợp đấu thầu theo giá) theo phương án mua bán đã được phê duyệt (khoản 3 Điều 21 Thông tư 06/2013/TT-NHNN và điểm a khoản 7 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-NHNN).
Lưu ý số 2: Sau khi phương án mua, bán vàng miếng đã được phê duyệt, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan của Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?