Mua quặng khoáng sản nhưng không biết đó là quặng khai thác trái phép thì doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Mua quặng khoáng sản nhưng không biết đó là quặng khai thác trái phép thì doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Mua quặng khoáng sản khai thác trái phép do không kiểm tra nguồn gốc xuất xử thì doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Doanh nghiệp có buộc nộp lại số lợi phát sinh từ số quặng khoáng sản khai thác trái phép mua được hay không?
Mua quặng khoáng sản nhưng không biết đó là quặng khai thác trái phép thì doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Tại Điều 1 Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 14 Nghị định 17/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Bổ sung khoản 11 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
11. Điều kiện kinh doanh khoáng sản:
a) Là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;
b) Thương nhân chỉ được kinh doanh khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp.
Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;
- Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này."
Từ các quy định trên, khi mua bán khoáng sản thì bên mua và bên bán phải đảm bảo khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp.
Theo thông tin cung cấp, khoáng sản công ty A khai thác và bán cho công ty B là khoáng sản khai thác trái phép nên xác định số lượng khoáng sản này không có nguồn gốc hợp pháp.
Việc anh cho rằng công ty B không hay biết về số khoáng sản này không có nguồn gốc hợp pháp không phải là căn cứ để không xử lý hành chính đối với công ty B.
Do đó, cơ quan chức năng buộc công ty B nộp lại số lợi bất hợp pháp từ việc mua khoáng sản của công ty A là có cơ sở.
Trường hợp này công ty B có thể xử lý trách nhiệm với công ty A bằng cách yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại từ việc bán khoáng sản không hợp pháp cho công ty B, dẫn đến thiệt hại cho công ty B.
Mua quặng khoáng sản nhưng không biết đó là quặng khai thác trái phép thì doanh nghiệp có bị xử phạt vi phạm hành chính không? (Hình từ Internet)
Mua quặng khoáng sản khai thác trái phép do không kiểm tra nguồn gốc xuất xử thì doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính khi mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xử được quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
...
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
...
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
...
Như vậy, trường hợp mua phải quặng khoáng sản khai thác trái phép do không kiểm tra nguồn gốc xuất xử thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào giá trị lượng khoáng sản mà doanh nghiệp mua vào.
Mức xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất khi mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng (hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng) và mức cao nhất là từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng (hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên).
Doanh nghiệp có buộc nộp lại số lợi phát sinh từ số quặng khoáng sản khai thác trái phép mua được hay không?
Căn cứ khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính ra thì doanh nghiệp còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ số quặng khoảng sản khai thác trái phép mua được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?