Mua sắm tài sản theo dự án đầu tư trong Công an nhân dân được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện gì?
Mua sắm tài sản theo dự án đầu tư trong Công an nhân dân được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện gì?
Tại Điều 7 Thông tư 57/2016/TT-BCA quy định về điều kiện mua sắm tài sản trong Công an nhân dân, cụ thể nội dung như sau:
Điều kiện tổ chức mua sắm
1. Đối với mua sắm theo dự án đầu tư, chỉ tổ chức thực hiện mua sắm khi đủ các điều kiện sau:
a) Có quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
b) Có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán;
c) Có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của toàn bộ dự án hoặc kế hoạch lựa chọn nhà thầu của một hoặc một số gói thầu cần thực hiện trước;
d) Có thông báo chỉ tiêu kế hoạch vốn;
đ) Trường hợp có sự thay đổi về nội dung dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án đầu tư thì phải có văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền.
2. Đối với mua sắm không lập dự án đầu tư, chỉ tổ chức thực hiện mua sắm khi đủ các điều kiện sau:
a) Có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm;
b) Có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của toàn bộ dự toán mua sắm hoặc quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của một hoặc một số gói thầu cần thực hiện trước;
c) Có thông báo chỉ tiêu kinh phí mua sắm.
Theo đó đối với trường hợp mua sắm tài sản theo dự án đầu tư, chỉ tổ chức thực hiện mua sắm khi đủ các điều kiện sau:
- Có quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
- Có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán;
- Có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của toàn bộ dự án hoặc kế hoạch lựa chọn nhà thầu của một hoặc một số gói thầu cần thực hiện trước;
- Có thông báo chỉ tiêu kế hoạch vốn;
- Trường hợp có sự thay đổi về nội dung dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án đầu tư thì phải có văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền.
Mua sắm tài sản theo dự án đầu tư trong Công an nhân dân được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Mua sắm tài sản theo dự án đầu tư trong Công an nhân dân thì ai là thủ trưởng đơn vị mua sắm?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 57/2016/TT-BCA có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị mua sắm là chủ đầu tư (đối với dự án đầu tư) hoặc là thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương (đối với mua sắm không lập dự án đầu tư) được cấp có thẩm quyền giao thực hiện mua sắm.
2. Đơn vị thực hiện mua sắm là đơn vị hoặc bộ phận được thủ trưởng đơn vị mua sắm giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện mua sắm.
3. Tài sản đặc biệt là tài sản sử dụng trong chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và hoạt động nghiệp vụ Công an, được quy định trong danh mục tài sản đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
...
Theo đó thủ trưởng đơn vị mua sắm là chủ đầu tư trong trường hợp mua sắm tài sản theo dự án đầu tư trong Công an nhân dân.
Mua sắm tài sản trong Công an nhân dân được lựa chọn hình thức chỉ định thầu trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 57/2016/TT-BCA có quy định như sau:
Hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu, theo hạn mức quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP;
b) Mua sắm tài sản đặc biệt mang tính chất bí mật nhà nước;
c) Mua sắm trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất bí mật nhà nước để lắp đặt, trang bị cho mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự;
d) Mua sắm trong trường hợp cấp bách (cần thực hiện ngay để khắc phục kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng hoặc cần thực hiện ngay theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội) mang tính chất bí mật nhà nước.
2. Hình thức đấu thầu hạn chế được áp dụng đối với gói thầu mua sắm tài sản đặc biệt (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này), tài sản chuyên dùng và máy móc, trang thiết bị y tế có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
3. Đối với gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu nhưng vẫn có thể áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các Điều 20, 21, 23 và 24 Luật Đấu thầu thì khuyến khích áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu này.
Theo đó hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, theo hạn mức quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP;
- Mua sắm tài sản đặc biệt mang tính chất bí mật nhà nước;
- Mua sắm trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất bí mật nhà nước để lắp đặt, trang bị cho mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự;
- Mua sắm trong trường hợp cấp bách (cần thực hiện ngay để khắc phục kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng hoặc cần thực hiện ngay theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội) mang tính chất bí mật nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?