Mua vàng Ngày vía Thần tài vào giờ nào tốt? Xem giờ mua vàng ngày Thần Tài? Mấy giờ đi mua vàng ngày Thần Tài? Ngày vía Thần tài có phải là ngày lễ lớn?
Mua vàng Ngày vía Thần tài vào giờ nào tốt? Xem giờ mua vàng ngày Thần Tài? Mấy giờ đi mua vàng ngày Thần Tài?
Thần Tài là vị thần cai quản tài lộc, may mắn và thịnh vượng. Theo quan niệm xưa thì ngày Vía Thần Tài vào ngày mùng 10 hàng tháng, do đó, một năm có tất cả 12 ngày Vía Thần Tài. Tuy nhiên, quan trọng nhất là ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Năm Ất Tỵ 2025, ngày vía Thần Tài sẽ rơi vào ngày 07/02/2025 dương lịch. Đây là một ngày quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam, đặc biệt là đối với những người làm ăn, kinh doanh. |
Vậy Mua vàng Ngày vía Thần tài vào giờ nào tốt? Xem giờ mua vàng ngày Thần Tài? Mấy giờ đi mua vàng ngày Thần Tài?
Theo phong thủy, mỗi con giáp sẽ có những giờ vàng đặc biệt phù hợp để Mua vàng Ngày vía Thần tài.
Tham khảo giờ mua vàng ngày Thần Tài 2025 dưới đây:
Tuổi Tý | Giờ Tý (23h-1h); Giờ Sửu (1h-3h); Giờ Thìn (7h-9h); Giờ Thân (15h-17h) |
Tuổi Sửu | Giờ Tý (23h-1h); Giờ Tỵ (9h-11h) |
Tuổi Dần | Giờ Tuất (19h-21h); Giờ Thìn (7h-9h) |
Tuổi Mão | Giờ Tý (23h-1h); Giờ Thìn (7h-9h) |
Tuổi Thìn | Giờ Tý (23h-1h); Giờ Dậu (17h-19h); Giờ Thân (15h-17h) |
Tuổi Tỵ | Giờ Sửu (1h-3h); Giờ Ngọ (11h-13h) |
Tuổi Ngọ | Giờ Ngọ (11h-13h); Giờ Tý (23h-1h); Giờ Thân (15h-17h) |
Tuổi Mùi | Giờ Mùi (13h-15h); Giờ Tỵ (9h-11h); Giờ Hợi (21h-23h) |
Tuổi Thân | Giờ Tý (23h-1h); Giờ Tỵ (9h-11h); Giờ Thìn (7h-9h) |
Tuổi Dậu | Giờ Sửu (1h-3h); Giờ Tỵ (9h-11h); Giờ Thìn (7h-9h) |
Tuổi Tuất | Giờ Mão (5h-7h); Giờ Dần (3h-5h); Giờ Ngọ (11h-13h) |
Tuổi Hợi | Giờ Tý (23h-1h); Giờ Mão (5h-7h); Giờ Mùi (13h-15h) |
Lưu ý số 1: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo Quý khách hàng có thể lựa chọn khung giờ sao cho phù hợp với lịch trình/ kế hoạch của bản thân
Lưu ý số 2: Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
(Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP)
Mua vàng Ngày vía Thần tài vào giờ nào tốt? Xem giờ mua vàng ngày Thần Tài? Mấy giờ đi mua vàng ngày Thần Tài? (Hình từ Internet)
Ngày vía Thần tài có phải là ngày lễ lớn?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày vía Thần tài không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
>>> Xem thêm: Lời chúc Ngày vía Thần tài cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
09 Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo Nghị định 24?
09 Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng được quy định tại Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
(2) Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
(3) Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
(4) Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
(5) Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
(7) Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
(8) Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng 2024).
(9) Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều này, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vùng phát thải thấp là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phạm vi vùng phát thải thấp ở Thủ đô?
- Ngày hội tòng quân là gì? Ngày hội tòng quân trong năm Ất tỵ là ngày nào? Trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự?
- Lỗi chạy quá tốc độ 10-20km xe máy 2025? Xe máy chạy quá tốc độ 10-20km có bị giữ bằng không theo Nghị định 168?
- Mẫu Tờ trình công nhận Chi ủy Chi bộ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ nhiệm kỳ mới là mẫu nào?
- Năm 2025, dắt chó đi dạo phải lưu ý những gì? Mức xử phạt khi dắt chó đi dạo không đúng phần đường quy định theo Nghị định 168?