Mức bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được được xác định thế nào?

Xin cho hỏi: Cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được cho những việc gì? Mức bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được được xác định thế nào? - Câu hỏi của anh Thiên Ân (Hà Nội)

Cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được cho những việc gì?

muc-bo-sung-thu-nhap-tang-them-cho-can-bo-tu-kinh-phi-quan-ly-hanh-chinh

Mức bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được được xác định thế nào? (Hình từ Internet)

Theo điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:

Quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính
7. Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được:
...
b) Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:
- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;
- Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng;
- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân... ), trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi;
- Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức: Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
c) Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm nêu trên trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan sau khi đã thống nhất ý kiến bằng văn bản với tổ chức công đoàn cơ quan.

Theo đó, cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được cho những việc sau đây:

– Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;

– Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng;

– Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể:

+ Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể;

+ Hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân... ), trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất;

+ Trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan;

+ Trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức;

+ Hỗ trợ cho cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế;

+ Chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi;

– Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức: Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Mức bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được được xác định thế nào?

Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định cách xác định mức chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được như sau:

Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức và người lao động. Quỹ tiền lương để trả thu nhập tăng thêm một năm được xác định theo công thức:

QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng

Trong đó:

QTL: Là Quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ của cơ quan được phép trả tăng thêm tối đa trong năm;

Lmin: Là mức lương cơ sở (đồng/tháng) hiện hành do nhà nước quy định;

K1: Là hệ số điều chỉnh tăng thêm thu nhập (tối đa không quá 1,0 lần);

K2: Là hệ số lương ngạch, bậc, chức vụ bình quân của cơ quan;

L: Là số biên chế được giao và số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lưu ý:

– Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc).

– Người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương.

– Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.

Giới hạn mức tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được là bao nhiêu?

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:

Lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, hạch toán và quyết toán kinh phí
3. Về tạm chi thu nhập tăng thêm, chi phúc lợi và chi khen thưởng:
3.1. Trong năm, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được tạm ứng từ dự toán đã giao thực hiện chế độ tự chủ để chi thu nhập tăng thêm, chi cho các hoạt động phúc lợi.
3.2. Mức tạm chi:
a) Để động viên cán bộ, công chức và người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; căn cứ tình hình thực hiện của quý trước, nếu xét thấy cơ quan có khả năng tiết kiệm được kinh phí; Thủ trưởng cơ quan căn cứ vào số kinh phí có thể tiết kiệm được để quyết định tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan theo quý. Mức tạm chi hàng quý tối đa không quá 60% quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định trong một quý của cơ quan;
b) Trong năm, Thủ trưởng cơ quan căn cứ vào số kinh phí có khả năng tiết kiệm được để quyết định tạm chi trước đối với các hoạt động phúc lợi, chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân và hạch toán theo dõi khoản tạm chi;
c) Kết thúc năm, trước ngày 31/01 năm sau, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải lập báo cáo kết quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan mình gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, trong đó cần báo cáo đánh giá rõ các nội dung đã giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ theo nội dung:
- Nhiệm vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên đã thực hiện (dự toán giao; khối lượng, số lượng; chất lượng công việc thực hiện);
- Nhiệm vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên đã giao dự toán nhưng không thực hiện;
Trên cơ sở báo cáo nêu trên cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự xác định số kinh phí tiết kiệm được của năm trước gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thanh toán thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định. Trên cơ sở văn bản đề nghị của cơ quan, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán thu nhập tăng thêm cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ (bao gồm cả thanh toán số đã tạm chi và thanh toán trực tiếp) bảo đảm không vượt quá mức tối đa quy định; quyết toán số tạm chi đối với các hoạt động phúc lợi, khen thưởng.
Khi quyết toán của cơ quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp số kinh phí thực tiết kiệm cao hơn, cơ quan được tiếp tục chi trả thu nhập tăng thêm hoặc chi các hoạt động phúc lợi, chi khen thưởng theo chế độ quy định. Trường hợp số kinh phí tiết kiệm thấp hơn số cơ quan thực hiện chế độ tự chủ xác định, căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, thì Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi bằng cách trừ vào kinh phí tiết kiệm năm tiếp theo của cơ quan.

Theo đó, căn cứ quy định trên thì giới hạn mức tạm chi hàng quý trước thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được tối đa không quá 60% quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định trong một quý của cơ quan nhà nước.

>>> Xem thêm: Bảng lương công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tải

Kinh phí quản lý hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức bổ sung thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được được xác định thế nào?
Pháp luật
Kinh phí quản lý hành chính về chi khám sức khỏe định kỳ hàng năm trong cơ quan Nhà nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Kinh phí chi cho các hoạt động phúc lợi có được trích từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước hay không?
Pháp luật
Đối tượng được hưởng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước gồm những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh phí quản lý hành chính
19,023 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh phí quản lý hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh phí quản lý hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào