Mức bồi dưỡng cho người thực hiện giám định hài cốt hiện nay là bao nhiêu? Ai có trách nhiệm chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp?
Mức bồi dưỡng cho người thực hiện giám định hài cốt hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định hài cốt hiện nay được quy định như sau:
- Mức 3.000.000 đồng/hài cốt;
- Mức 4.000.000 đồng/hài cốt trong trường hợp:
+ Phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023 (Có hiệu lực từ 20/10/2023);
+ Phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 (được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016);
+ Phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP, chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trước đây, mức bồi dưỡng cho người thực hiện giám định hài cốt được xác định như sau:
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định hài cốt hiện nay được quy định như sau:
- Mức 3.000.000 đồng/hài cốt;
- Mức 4.000.000 đồng/hài cốt trong trường hợp:
+ Phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020 (Hết hiệu lực từ 20/10/2023);
+ Phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 (được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016);
+ Phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP, chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tiền bồi dưỡng giám định hài cốt (Hình từ Internet)
Tiền bồi dưỡng giám định tư pháp do ai chi trả?
Tại Điều 5 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg, nguồn kinh phí và nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp được thực hiện theo quy định như sau:
Nguồn kinh phí và nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp
1. Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ án hình sự hoặc vụ việc giám định do cơ quan điều tra có thẩm quyền trưng cầu do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán kinh phí hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hằng năm, cơ quan tiến hành tố tụng phải lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phát kinh phí bảo đảm chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp. Việc sử dụng kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo yêu cầu của đương sự do đương sự chi trả theo quy định của pháp luật về tố tụng, chi phí giám định, định giá trong tố tụng.
3. Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm tạm ứng tiền bồi dưỡng giám định khi trưng cầu giám định và phải thanh toán tiền bồi dưỡng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
Theo đó, nguồn kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng giám định sẽ tùy theo từng vụ việc, cụ thể như sau:
(1) Đối với các vụ án hình sự hoặc vụ việc giám định do cơ quan điều tra có thẩm quyền trưng cầu:
Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán kinh phí hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
(2) Các vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo yêu cầu của đương sự:
Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp sẽ do đương sự chi trả theo quy định của pháp luật về tố tụng, chi phí giám định, định giá trong tố tụng.
Trách nhiệm của các cơ quan đối với việc thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì các cơ quan nhà nước có những trách nhiệm sau đây:
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở các Bộ, ngành và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc triển khai thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; sơ kết, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, quy định áp dụng đối với từng loại việc giám định và xác định thời gian, số người làm giám định đối với từng loại việc giám định ở lĩnh vực giám định do Bộ, ngành mình quản lý; tổ chức thực hiện, kiểm tra về tình hình thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình và hằng năm gửi báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan quy định về thành phần, số lượng người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định này.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn về căn cứ, thủ tục lập dự toán, cấp phát, quản lý, sử dụng kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng; hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ thanh toán chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo quy định của Quyết định này; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra tình hình dự toán, cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở các Bộ, ngành và địa phương.
5. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và cơ quan liên quan có trách nhiệm lập dự toán, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phát và bảo đảm kinh phí chi trả chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp do các cơ quan tiến hành tố tụng thuộc ngành mình trưng cầu.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp ở địa phương mình và hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?