Mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công hiện nay là bao nhiêu? Cách tính số tiền bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công?
Mức bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì mức bồi dưỡng giám định tư pháp một ngày công được thực hiện theo quy định sau đây:
(1) Mức 150.000 đồng áp dụng đối với việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại mục (2) và mục (3);
(2) Mức 300.000 đồng áp dụng đối với việc:
- Giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phải giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;
- Phải thực hiện giám định trong môi trường bị ô nhiễm nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này;
(3) Mức 500.000 đồng áp dụng đối với việc:
- Giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;
- Phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP và chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công (Hình từ Internet)
Cách tính số tiền bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công?
Theo Điều 2 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg, việc tính số tiền bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được thực hiện như sau:
- Ngày công thực hiện giám định tư pháp được tính là 8 giờ thực hiện giám định. Số tiền bồi dưỡng cho một việc giám định được tính như sau:
- Thời gian, khối lượng công việc cần thiết cho việc thực hiện giám định theo quy trình thực hiện giám định chuẩn của từng lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp quy định.
- Trường hợp thời gian thực hiện giám định vượt quá 8 giờ/ngày thì tổng thời gian làm giám định tăng thêm không vượt quá 300 giờ/năm.
- Trường hợp phải thực hiện giám định tư pháp vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức bồi dưỡng được tính bằng 02 lần mức bồi dưỡng giám định tư pháp tương ứng quy định tại Khoản 2 Điều này.
- Trường hợp phải thực hiện giám định tư pháp vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định thì mức bồi dưỡng được tính bằng 03 lần mức bồi dưỡng giám định tư pháp tương ứng quy định tại Khoản 2 Điều này.
Những đối tượng nào được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp như sau:
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp
1. Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp quy định tại Điều 37 của Luật giám định tư pháp được áp dụng đối với những đối tượng sau đây:
a) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện giám định tư pháp;
b) Người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm: Trợ lý, kỹ thuật viên, y công, cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi và những người khác do Thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định;
c) Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm có mặt, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.
2. Trường hợp tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định thì tổ chức đó có trách nhiệm trả tiền bồi dưỡng giám định cho các đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này từ chi phí giám định tư pháp đã thu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định trả tiền bồi dưỡng giám định cho các đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này từ kinh phí hoạt động điều tra, truy tố và xét xử được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể mức bồi dưỡng giám định tư pháp.
Theo đó, chế độ đối với người giám định tư pháp và người tham gia giám định tư pháp áp dụng đối với những đối tượng sau đây:
(1) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện giám định tư pháp;
(2) Người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
- Trợ lý, kỹ thuật viên, y công, cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi;
- Những người khác do Thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định;
(3) Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm có mặt, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?