Mức bồi thường cho người bị tai nạn lao động làm việc trong cơ quan của quân đội bị suy giảm khả năng lao động 22% là bao nhiêu?
- Điều kiện để người lao động được hưởng bồi thường khi bị tai nạn lao động trong lúc làm việc tại cơ quan của quân đội là gì?
- Bồi thường cho người bị tai nạn lao động làm việc trong cơ quan của quân đội thì có được công dồn những lần bị tai nạn không?
- Mức bồi thường cho người bị tai nạn lao động làm việc trong cơ quan của quân đội bị suy giảm khả năng lao động 22% là bao nhiêu?
Điều kiện để người lao động được hưởng bồi thường khi bị tai nạn lao động trong lúc làm việc tại cơ quan của quân đội là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 124/2015/TT-BQP quy định điều kiện, nguyên tắc, mức bồi thường tai nạn lao động như sau:
"1. Điều kiện người lao động được bồi thường
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;
b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, được bồi thường trong các trường hợp sau:
- Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế)."
Tai nạn lao động
Bồi thường cho người bị tai nạn lao động làm việc trong cơ quan của quân đội thì có được công dồn những lần bị tai nạn không?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 124/2015/TT-BQP quy định như sau:
"2. Nguyên tắc bồi thường
a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:
- Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
- Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề."
Theo đó, việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
Mức bồi thường cho người bị tai nạn lao động làm việc trong cơ quan của quân đội bị suy giảm khả năng lao động 22% là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 124/2015/TT-BQP quy định về mức bồi thường cụ thể như sau:
"3. Mức bồi thường
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động khi người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}
Trong đó:
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: Tháng tiền lương);
- 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
- a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Ví dụ 1:
- Đồng chí Nguyễn Văn A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho đồng chí A tính như sau:
Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).
- Định kỳ, đồng chí A giám định sức khỏe lần thứ hai, mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho đồng chí Nguyễn Văn A là:
Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (tháng tiền lương)."
Bạn cho biết tháng 12/2017 bạn bị tai nạn lao động (không do lỗi của bạn) và đã được cơ quan bồi thường theo mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tiếp theo, tháng 2/2022 bạn lại bị tai nạn lao động lần thứ hai và cũng không do lỗi của bạn. Đối chiếu quy định trên bạn sẽ được cơ quan bồi thường theo mức suy giảm khả năng lao động 22% của riêng lần tai nạn thứ hai. Cụ thể mức bồi thường với bạn được xác định như sau:
1,5 + {(22 – 10) x 0,4} = 6,3 (tháng tiền lương).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?