Mục đích của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc là gì?
- Mục đích của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc là gì?
- Việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Trong thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc thì người đứng đầu có trách nhiệm gì?
Mục đích của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc là gì?
Theo Điều 2 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 546/QÐ-UBDT năm 2018 quy định về mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị như sau:
Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị
1. Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước.
3. Phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Theo đó, việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc có những mục đích được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Trong đó có mục đích là phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 546/QÐ-UBDT năm 2018 quy định về yêu cầu thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị như sau:
Yêu cầu thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị
1. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, đơn vị; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của các tổ chức đoàn thể quần chúng của cơ quan, đơn vị.
2. Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Theo đó, việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, đơn vị.
Trong thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc thì người đứng đầu có trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 4 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 546/QÐ-UBDT năm 2018 về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị như sau:
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị
1. Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Tổ chức hội ý tuần, giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý và 6 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ quan, đơn vị. Cuối năm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan, đơn vị tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
3. Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc về đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm.
4. Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức. Khi cán bộ, công chức, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.
5. Thông báo công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết những việc được quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
6. Ban hành Quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan, đơn vị bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về công khai tài chính. Việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của cơ quan, đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 7, Điều 9 của Quy chế này, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
9. Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
10. Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, công chức, viên chức khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có những trách nhiệm được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?