Mục đích và thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được pháp luật quy định như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan điều tra tai nạn tàu bay khi xảy ra tai nạn được pháp luật quy định như thế nào?
Sự cố, tai nạn tàu bay là gì?
Điều tra sự cố, tai bạn tàu bay
Căn cứ tại Điều 104 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về sự cố, tai nạn tàu bay như sau:
- Sự cố tàu bay là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay làm ảnh hưởng hoặc có khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác bay nhưng chưa phải là tai nạn tàu bay.
- Tai nạn tàu bay là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay trong khoảng thời gian từ khi bất kỳ người nào lên tàu bay để thực hiện chuyến bay đến khi người cuối cùng rời khỏi tàu bay mà xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
+ Có người chết hoặc bị thương nặng do đang ở trong tàu bay hoặc do bị tác động trực tiếp của bất kỳ bộ phận nào của tàu bay, kể cả những bộ phận bị văng ra từ tàu bay hoặc do bị tác động trực tiếp của khí phát thải từ động cơ tàu bay, trừ trường hợp thương tổn xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên hoặc do tự gây ra hoặc do người khác gây ra và thương tổn của hành khách không có vé trốn ở bên ngoài khu vực dành cho hành khách hoặc tổ bay;
+ Tàu bay hoặc kết cấu của tàu bay bị tổn hại làm ảnh hưởng xấu đến độ bền của kết cấu, tính năng bay của tàu bay dẫn đến phải sửa chữa lớn hoặc thay thế bộ phận bị hỏng, trừ những hỏng hóc hoặc sự cố của động cơ tàu bay chỉ ảnh hưởng đến động cơ tàu bay, vỏ bọc hoặc thiết bị của động cơ tàu bay hoặc hỏng hóc chỉ ảnh hưởng đến cánh quạt tàu bay, đầu cánh tàu bay, ăng ten, lốp, phanh, bộ phận tạo hình khí động học của tàu bay hoặc chỉ là vết lõm, lỗ thủng nhỏ ở vỏ tàu bay;
+ Tàu bay bị mất tích hoặc hoàn toàn không thể tiếp cận được.
Mục đích và thủ tục điều tra sự cố, tai bạn tàu bay được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 105 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về mục đích và thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:
- Sự cố, tai nạn tàu bay xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam phải được tiến hành điều tra. Sự cố, tai nạn của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc tàu bay của người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân Việt Nam xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được tiến hành điều tra phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay nhằm xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn tàu bay và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn trong tương lai.
- Chính phủ quy định thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
Trách nhiệm của cơ quan điều tra tai nạn tàu bay khi xảy ra tai nạn được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 106 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:
- Khi xảy ra sự cố tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý thì tuỳ theo tính chất của vụ việc, Bộ Giao thông vận tải thực hiện trách nhiệm báo cáo theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Khi xảy ra tai nạn tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và thông báo cho quốc gia đăng ký tàu bay, quốc gia của người khai thác tàu bay, quốc gia sản xuất tàu bay, quốc gia thiết kế tàu bay và các quốc gia có liên quan khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như sau:
+ Bộ Giao thông vận tải tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 104 của Luật này; phối hợp với cơ quan quản lý tàu bay công vụ điều tra tai nạn liên quan đến tàu bay công vụ;
+ Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức điều tra tai nạn tàu bay quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 104 của Luật này.
- Khi xảy ra tai nạn tàu bay, cơ quan điều tra tai nạn có các trách nhiệm sau đây:
+ Điều tra nhằm làm rõ sự kiện, điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân và mức độ thiệt hại của vụ tai nạn;
+ Áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra;
+ Công bố kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn tàu bay;
+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương trong việc điều tra tai nạn tàu bay và hướng dẫn phòng ngừa tai nạn tàu bay trong tương lai.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chấp nhận đại diện của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay, quốc gia của người khai thác tàu bay tham gia quá trình điều tra tai nạn tàu bay nước ngoài bị tai nạn trong lãnh thổ Việt Nam với tư cách là quan sát viên.
Như vậy theo quy định trên, trách nhiệm của cơ quan điều tra tai nạn tàu bay khi xảy ra tai nạn được pháp luật quy định như sau:
+ Điều tra nhằm làm rõ sự kiện, điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân và mức độ thiệt hại của vụ tai nạn;
+ Áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra;
+ Công bố kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn tàu bay;
+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương trong việc điều tra tai nạn tàu bay và hướng dẫn phòng ngừa tai nạn tàu bay trong tương lai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?