Mục đích việc quy định quy tắc ứng xử của viên chức Bộ Tư pháp là gì? Viên chức Bộ Tư pháp ứng xử với đồng nghiệp như thế nào?
Mục đích việc quy định quy tắc ứng xử của viên chức Bộ Tư pháp là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009, có quy định về mục đích của việc quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Mục đích của việc quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
a. Bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức;
b. Thực hiện công khai các nhiệm vụ, công vụ và một số quan hệ xã hội của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng;
c. Làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, theo quy định trên thì mục đích việc quy định quy tắc ứng xử của viên chức Bộ Tư pháp là:
- Bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của viên chức;
- Thực hiện công khai các nhiệm vụ, công vụ và một số quan hệ xã hội của viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng;
- Làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của viên chức.
Viên chức Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Viên chức Bộ Tư pháp ứng xử với đồng nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009, có quy định về ứng xử của cán bộ lãnh đạo và đồng nghiệp như sau:
Ứng xử của cán bộ lãnh đạo và đồng nghiệp
1. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong cơ quan, đơn vị; nắm bắt kịp thời tâm lý, tôn trọng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; bảo vệ danh dự của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức:
- Chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; thường xuyên chủ động sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp;
3. Đối với đồng nghiệp:
Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì viên chức Bộ Tư pháp ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Viên chức Bộ Tư pháp ứng xử nơi công cộng phải tuân thủ những quy định nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009, có quy định về ứng xử nơi công cộng như sau:
Ứng xử nơi công cộng
1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng;
2. Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu;
3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật;
4. Không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội;
5. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội; tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì viên chức Bộ Tư pháp ứng xử nơi công cộng phải tuân thủ những quy định sau:
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng;
- Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu;
- Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật;
- Không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội;
- Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội; tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?