Mục đích xây dựng đập thủy điện là gì? Hoạt động kiểm tra an toàn đập thủy điện thực hiện như thế nào?
Mục đích xây dựng đập thủy điện là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
2. Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
3. Công trình có liên quan là công trình xả nước, công trình lấy nước, tuyến năng lượng, công trình thông thuyền và công trình cho cá đi.
4. Đập, hồ chứa thủy lợi là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ.
5. Đập, hồ chứa thủy điện là đập, hồ chứa nước được xây dựng với mục đích chính là phát điện.
...
Theo đó, đập thủy điện là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước và đập thủy điện được xây dựng với mục đích chính là phát điện.
Mục đích xây dựng đập thủy điện là gì? Hoạt động kiểm tra an toàn đập thủy điện thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động kiểm tra an toàn đập thủy điện thực hiện như thế nào?
Hoạt động kiểm tra an toàn đập thủy điện thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 114/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân khai thác đập thủy điện phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập thủy điện theo quy định sau:
+ Kiểm tra thường xuyên, quan sát trực quan tại hiện trường để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập thủy điện;
+ Trước mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra, đánh giá an toàn đập thủy điện; thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo đảm an toàn đập thủy điện;
+ Sau mùa mưa hằng năm, phải kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng; theo dõi diễn biến các hư hỏng của đập thủy điện; rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa, khắc phục các hư hỏng, xuống cấp;
+ Ngay sau khi có mưa, lũ lớn trên lưu vực hoặc động đất mạnh tại khu vực công trình phải kiểm tra đánh giá hiện trạng an toàn đập thủy điện;
+ Trường hợp phát hiện đập thủy điện có hư hỏng đột xuất, phải báo cáo ngay cho chủ sở hữu, chủ quản lý đập thủy điện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải thực hiện ngay biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn đập thủy điện.
- Nội dung báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước
+ Đối với đập thủy điện quan trọng đặc biệt, lớn: Mực nước cao nhất trong hồ chứa nước; dòng chảy lũ lớn nhất về hồ chứa nước, thời gian xuất hiện, lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng lũ; kết quả quan trắc đập đã được phân tích, đánh giá và xử lý số liệu; kết quả kiểm tra công trình trước, sau mùa mưa; các hư hỏng của công trình và công tác sửa chữa, khắc phục;
+ Đối với đập thủy điện vừa, nhỏ: Mực nước cao nhất trong hồ chứa nước; kết quả kiểm tra công trình trước, sau mùa mưa; các hư hỏng của công trình và công tác sửa chữa, khắc phục.
- Thời gian gửi báo cáo định kỳ hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước
+ Trước ngày 15 tháng 4 hằng năm đối với khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ;
+ Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm đối với khu vực Nam Trung Bộ.
- Trách nhiệm báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước theo định kỳ hằng năm:
+ Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn và Bộ Công Thương;
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý của bộ.
- Tổ chức, cá nhân khai thác đập thủy điện phải báo cáo ngay Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp có đập thủy điện trên địa bàn và các cơ quan liên quan theo quy định khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Quản lý an toàn đập thủy điện cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 114/2018/NĐ-CP thì việc quản lý an toàn đập thủy điện cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm an toàn đập thủy điện là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập thủy điện.
- Công tác quản lý an toàn đập thủy điện phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập thủy điện.
- Chủ sở hữu đập thủy điện chịu trách nhiệm về an toàn đập thủy điện do mình sở hữu.
- Tổ chức, cá nhân khai thác đập thủy điện có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?