Mức độ khuyết tật được xác định như thế nào? Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật thuộc về ai?

Bên họ nội tôi có người chú do tai nạn từ nhỏ nên giờ hai mắt không nhìn thấy, cho hỏi trường hợp của chú tôi có được xem là người khuyết tật không? Mức độ khuyết tật được xác định như thế nào? Ai có trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật?

Bị mù do tai nạn có phải là người khuyết tật không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010, quy định người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, quy định các dạng tật, bao gồm:

"Điều 2. Dạng tật
1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này."

Như vậy, trong trường hợp của chú bạn đã bị mù hai mắt, làm mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường nên có thể xem là khuyết tật nhìn.

Mức độ khuyết tật được quy định như thế nào?

Mức độ khuyết tật

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, quy định về mức độ khuyết tật cụ thể như sau:

"Điều 3. Mức độ khuyết tật
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."

Như vậy, pháp luật quy định có 3 mức độ khuyết tật, là người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng và người khuyết tật nhẹ.

Xác định mức độ khuyết tật như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, xác định mức độ khuyết tật như sau:

- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

- Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật người khuyết tật.

- Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

+ Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

- Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa trước ngày Nghị định này có hiệu lực kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

- Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

- Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về kinh phí quy định tại khoản 5 Điều này.

Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010, quy định quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như sau:

"Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật."

Tải về mẫu Giấy xác nhận khuyết tật mới nhất 2023: Tại Đây

Khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mẹ khuyết tật đơn thân nghèo nuôi con được hưởng quyền lợi gì?
Pháp luật
Hệ số tính mức trợ cấp đối với người khuyết tật đặt biệt nặng được nhận nuôi tại cộng đồng là bao nhiêu?
Pháp luật
Học sinh khuyết tật có được tuyển thẳng vào trường trung học phổ thông công lập mà không cần phải qua thi tuyển không?
Pháp luật
Trẻ em dưới 6 tuổi bị tim bẩm sinh phức tạp (đảo gốc động mạch), mổ hở sửa toàn bộ thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật từ chối đánh giá mức độ khuyết tật có đúng không?
Pháp luật
Gia đình không đồng ý với kết quả giám định khuyết tật trí tuệ của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mức độ khuyết tật được xác định như thế nào? Trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật thuộc về ai?
Pháp luật
Giáo dục người khuyết tật được quy định như thế nào? Phương thức giáo dục người khuyết tật?
Pháp luật
Để yêu cầu thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật đối với người bị tâm thần thì cần hồ sơ gì?
Pháp luật
Khi xác định mức độ khuyết tật thì có tiến hành lấy mẫu hoặc lấy máu để xét nghiệm gì không?
Pháp luật
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do ai thành lập? Xác định mức độ khuyết tật thông qua những phương pháp nào?
Pháp luật
Công chức, viên chức có được hưởng trợ cấp khuyết tật hàng tháng nếu bị khuyết tật hay không? Quy định cụ thể như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khuyết tật
20,909 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào