Mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen được phân thành mấy cấp? Có bắt buộc thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra?
Có bao nhiêu mức độ rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học?
Mức độ rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 27 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định:
Sinh vật biến đổi gen là sinh vật có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ chuyển gen.
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 21/2012/TT-BKHCN quy định phân nhóm cấp độ an toàn sinh học theo mức độ rủi ro của các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen được quy định như sau:
Quy định phân nhóm cấp độ an toàn sinh học theo mức độ nguy cơ rủi ro của các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen
1. Cấp độ 1 bao gồm các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen không hoặc có nguy cơ rủi ro ở mức độ thấp đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi.
2. Cấp độ 2 bao gồm các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen có nguy cơ rủi ro ở mức độ trung bình đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi.
3. Cấp 3 bao gồm các sinh vật biến đổi gen có nguy cơ rủi ro ở mức độ cao đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi nhưng đã có biện pháp quản lý.
4. Cấp 4 bao gồm các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen có nguy cơ rủi ro ở mức độ cao có thể xảy ra đối với môi trường, đa dạng sinh học và nguy hiểm đến sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi nhưng chưa có biện pháp quản lý rủi ro hữu hiệu.
Theo đó, sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học được phân thành 04 cấp mức độ rủi ro:
+ Cấp độ 1 bao gồm các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen không hoặc có nguy cơ rủi ro ở mức độ thấp đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi.
+ Cấp độ 2 bao gồm các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen có nguy cơ rủi ro ở mức độ trung bình đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi.
+ Cấp 3 bao gồm các sinh vật biến đổi gen có nguy cơ rủi ro ở mức độ cao đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi nhưng đã có biện pháp quản lý.
+ Cấp 4 bao gồm các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen có nguy cơ rủi ro ở mức độ cao có thể xảy ra đối với môi trường, đa dạng sinh học và nguy hiểm đến sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi nhưng chưa có biện pháp quản lý rủi ro hữu hiệu.
Nội dung đánh giá mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 21/2012/TT-BKHCN quy định cách thức đánh giá mức độ rủi ro và quản lý rủi ro trong nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học như sau:
(1) Việc đánh giá rủi ro phải được thực hiện theo từng công đoạn trong quá trình nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen. Nếu việc đánh giá rủi ro ở công đoạn nào có kết luận có nguy cơ phát sinh rủi ro khó có thể kiểm soát được thì không được triển khai thí nghiệm ở công đoạn tiếp theo.
(2) Nội dung đánh giá mức độ rủi ro bao gồm:
+ Xác định các nguy cơ rủi ro;
+ Phân tích, đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra theo phân nhóm nguy cơ mất an toàn sinh học đối với đa dạng sinh học;
(3) Xác định những nguy cơ rủi ro đối với đa dạng sinh học: thay đổi thành phần loài theo hướng bất lợi theo mức độ:
+ Ít có khả năng xảy ra;
+ Khả năng xảy ra ở mức cao;
+ Chắc chắn xảy ra
Lưu ý: Đối với các nguy cơ có khả năng xảy ra ở mức độ rủi ro cao, nguy cơ được dự đoán chắc chắn sẽ xảy ra phải thực hiện việc đánh giá nguy cơ rủi ro về các nội dung:
+ Phân tích, đánh giá các nguy cơ rủi ro đối với sức khỏe con người và với môi trường;
+ Phân tích, dự báo vấn đề có thể xảy ra các ảnh hưởng có hại của các nguy cơ;
+ Phân tích, dự báo các rủi ro phát sinh từ các ảnh hưởng có hại;
+ Phân tích, đề xuất các biện pháp thích hợp để quản lí rủi ro;
+ Dự báo ảnh hưởng tổng thể lên môi trường, kể cả tác động có tính tích cực đối với môi trường và sức khỏe con người.
(4) Tùy thuộc vào kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro, chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ xây dựng phương án quản lý rủi ro bao gồm các giải pháp giảm thiểu nguy cơ, kế hoạch giám sát và đánh giá việc thực hiện:
+ Giải pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro được xây dựng theo nguyên tắc phòng ngừa là chính;
+ Kế hoạch giám sát và đánh giá việc thực hiện phải được xây dựng dựa trên các nội dung, tiến độ nghiên cứu;
+ Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý khi có sự cố mất an toàn sinh học tại phòng thí nghiệm.
Lưu ý: Báo cáo đánh giá và phương án quản lý rủi ro được xây dựng theo Mẫu báo cáo đánh giá và phương án quản lý rủi ro trong nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 21/2012/TT-BKHCN.
Có bắt buộc thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra với đa dạng sinh học?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 66 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen như sau:
Lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biển đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biển đổi gen đối với đa dạng sinh học
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
2. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mô tả biện pháp đánh giá rủi ro;
b) Mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học;
c) Biện pháp quản lý rủi ro.
3. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học và việc cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học.
Theo đó, cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen phải lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học và phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Nội dung báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải có những nội dung sau đây:
+ Mô tả biện pháp đánh giá rủi ro;
+ Mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học;
+ Biện pháp quản lý rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?