Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định ra sao?
- Công nhân, viên chức quốc phòng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đúng không?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định ra sao?
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức quốc phòng được tính dựa trên cơ sở nào?
Công nhân, viên chức quốc phòng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đúng không?
Theo điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 37/2017/TT-BQP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động trong Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
a) Sĩ quan (SQ), quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây gọi tắt là người làm công tác cơ yếu);
b) Hạ sĩ quan, binh sĩ (HSQ, BS), học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí (sau đây gọi tắt là học viên cơ yếu);
c) Công nhân, viên chức quốc phòng (CN, VCQP), công chức, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu không phải là quân nhân;
d) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (sau đây gọi chung là lao động hợp đồng).
...
Theo đó, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BQP quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Mức đóng BHXH bắt buộc hằng tháng của người lao động hưởng tiền lương quy định tại các Khoản 1, Khoản 3 Điều 2 Thông tư này và của đơn vị (người) sử dụng lao động bằng 26% mức tiền lương tháng đóng BHXH (trong đó: đơn vị đóng 18% mức tiền lương tháng đóng BHXH và người hưởng lương đóng 8% mức tiền lương tháng đóng BHXH).
2. Mức đóng BHXH bắt buộc hằng tháng của người lao động hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí quy định tại các Khoản 1, Khoản 3 Điều 2 Thông tư này bằng 23% mức lương cơ sở và do đơn vị (người) sử dụng lao động đóng.
3. Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng BHXH hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
a) Bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động tại tháng liền kề trước khi ra nước ngoài đối với người đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc;
b) Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng đối với công nhân và viên chức quốc phòng và của đơn vị sử dụng lao động bằng 26% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (trong đó: đơn vị đóng 18% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và người hưởng lương đóng 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội).
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức quốc phòng được tính dựa trên cơ sở nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 37/2017/TT-BQP quy định về tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức tiền lương theo cấp bậc quân hàm hoặc theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Tiền lương tháng đóng BHXH được tính trên mức lương cơ sở do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.
2. Trường hợp người lao động quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này được cấp có thẩm quyền cử biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài Quân đội, cơ yếu hoặc được cử sang làm việc tại các doanh nghiệp, liên doanh của Quân đội, cơ yếu mà vẫn do cơ quan, đơn vị cũ quản lý thì tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính trên mức lương cơ sở do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?