Mức dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA hiện nay là bao nhiêu? Bên vay lại bị tính lãi phạt chậm trả khi nào?
Mức dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA hiện nay là bao nhiêu?
Mức dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tại Điều 11 Nghị định 97/2018/NĐ-CP quy định về dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA hiện nay như sau:
Dự phòng rủi ro cho vay lại
1. Dự phòng rủi ro cho vay lại theo quy định như sau:
a) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 0%/năm/dư nợ vay lại;
b) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công là 1%/năm/dư nợ vay lại;
c) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp là 1,5%/năm/dư nợ vay lại.
2. Trích nộp dự phòng rủi ro cho vay lại:
a) Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp vào Quỹ Tích lũy trả nợ;
b) Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan.
Như vậy, Dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA theo quy định được thực hiện theo các trường hợp cụ thể như sau:
- Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 0%/năm/dư nợ vay lại;
- Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công là 1%/năm/dư nợ vay lại;
- Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp là 1,5%/năm/dư nợ vay lại.
Lãi suất phạt chậm trả đối với dự phòng rủi ro là bằng bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 97/2018/NĐ-CP quy định về lãi phạt chậm trả đối với dự phòng rủi ro cho vay lại vốn vay ODA hiện nay như sau:
Lãi phạt chậm trả
1. Trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi phí và các chi phí liên quan khác theo quy định của pháp luật (nếu có), bên vay lại phải trả lãi phạt chậm trả theo mức quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Đối với các khoản chậm trả gốc, lãi, phí trong thỏa thuận vay nước ngoài, lãi suất phạt chậm trả được xác định theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Trường hợp tại thỏa thuận vay nước ngoài không quy định, lãi suất chậm trả bằng 150% lãi suất Chính phủ vay nước ngoài.
3. Đối với các khoản phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro chậm trả, lãi suất phạt chậm trả bằng 150% phí quản lý, dự phòng rủi ro quy định tại Điều 10, 11 của Nghị định này.
4. Số ngày quá hạn được tính kể từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến ngày trước ngày thực trả một ngày.
Như vậy, trong trường hợp chậm trả dự phòng rủi ro thì lãi suất phạt chậm trả bằng 150% dự phòng rủi ro quy định của pháp luật.
Số ngày quá hạn được tính kể từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến ngày trước ngày thực trả một ngày.
Dự phòng rủi ro khi thực hiện vay lại vốn vay ODA có được ưu tiên trả trước khi thu hồi nợ hay không?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 97/2018/NĐ-CP quy định Thứ tự ưu tiên khi thu hồi nợ cho vay lại vốn vay ODA, trong đó có Dự phòng rủi ro như sau:
Thứ tự ưu tiên khi thu hồi nợ
1. Đối với các khoản trả gốc, lãi và phí quy định trong hợp đồng cho vay lại, bên vay lại phải hoàn trả trước khi hoàn trả các khoản nợ khác của bên vay lại.
2. Trong trường hợp bên vay lại chỉ trả được một phần các nghĩa vụ đến hạn, thứ tự ưu tiên thu hồi nợ như sau: phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại, lãi phạt chậm trả, lãi quá hạn, lãi đến hạn, các khoản phí khác, gốc quá hạn, gốc đến hạn.
Như vậy, khi được cho vay lại vốn ODA thì đơn vị được vay lại có trách nhiệm phải trả gốc, lãi và phí theo hợp đồng, trước khi hoàn trả các khoản nợ khác.
Nếu mà chỉ trả được một phần thì sẽ phải thực hiện thu hồi theo thứ tự như sau:
+ Phí quản lý cho vay lại
+ Dự phòng rủi ro cho vay lại
+ Lãi phạt chậm trả
+ Lãi quá hạn
+ Lãi đến hạn
+ Các khoản phí khác
+ Gốc quá hạn
+ Gốc đến hạn.
Vậy Dự phòng rủi ro cho vay lại sẽ được ưu tiên thu hồi thứ 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?