Mức hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định từ Quỹ hỗ trợ đầu tư là bao nhiêu? Tài sản cố định tăng thêm được hỗ trợ không?
- Mức hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định từ Quỹ hỗ trợ đầu tư là bao nhiêu? Tài sản cố định tăng thêm được hỗ trợ không?
- Nguyên tắc xét duyệt đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định từ Quỹ hỗ trợ đầu tư là gì?
- Nội dung đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định từ Quỹ hỗ trợ đầu tư là gì?
Mức hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định từ Quỹ hỗ trợ đầu tư là bao nhiêu? Tài sản cố định tăng thêm được hỗ trợ không?
Theo Điều 21 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định Hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định như sau:
Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng hỗ trợ chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 182/2024/NĐ-CP và đáp ứng tiêu chí, điều kiện hỗ trợ chi phí theo quy định tại Điều 18 Nghị định 182/2024/NĐ-CP được hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định theo quy định như sau:
- Doanh nghiệp được hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định theo tỷ lệ quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 182/2024/NĐ-CP tính trên nguyên giá của tài sản cố định mà doanh nghiệp thực tế đã đầu tư tăng thêm trong năm tài chính đề nghị hỗ trợ.
- Mức hỗ trợ:
+ Tính toán theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 182/2024/NĐ-CP nhưng số tiền hỗ trợ tối đa trong một năm không vượt quá 0,5% tổng vốn đầu tư quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của các dự án đáp ứng tiêu chí và điều kiện hỗ trợ chi phí theo quy định tại Điều 18 Nghị định 182/2024/NĐ-CP;
+ Đảm bảo theo nguyên tắc quy định tại Điều 27 Nghị định 182/2024/NĐ-CP.
- Tài sản cố định tăng thêm được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Cam kết sử dụng cho hoạt động sản xuất, ứng dụng, kinh doanh công nghệ cao của doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất 03 năm liên tiếp kể từ năm đ ưa tài sản cố định vào sử dụng;
+ Không được bán, chuyển nhượng hay chuyển giao cho tổ chức, doanh nghiệp khác sử dụng trong thời hạn 03 năm kể từ năm đưa tài sản cố định vào sử dụng.
- Khoản hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định hàng năm được tính theo mức lũy tiến từng phần áp dụng cho từng đối tượng với tỷ lệ hỗ trợ như sau:
Bậc | Giá trị nguyên giá của TSCĐ đầu tư tăng thêm trong năm tài chính (tỷ đồng) | Doanh nghiệp công nghệ cao và Doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao (%) | Doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao (%) |
1 | Đến 120 | 8 | 1 |
2 | Từ 120 đến 240 | 9 | 2 |
3 | Trên 240 | 10 | 3 |
- Cách tính hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 182/2024/NĐ-CP.
Mức hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định từ Quỹ hỗ trợ đầu tư là bao nhiêu? Tài sản cố định tăng thêm được hỗ trợ không? (hình từ internet)
Nguyên tắc xét duyệt đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định từ Quỹ hỗ trợ đầu tư là gì?
Theo Điều 27 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc xét duyệt đề nghị hỗ trợ chi phí như sau:
- Quỹ hỗ trợ đầu tư hỗ trợ cho các chi phí của doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này.
- Quỹ hỗ trợ đầu tư hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo đảm không vượt quá nguồn tài chính của Quỹ quy định tại Điều 35 Nghị định này.
- Trên cơ sở đề nghị báo cáo đề xuất hỗ trợ chi phí từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của doanh nghiệp, dự kiến khả năng cân đối kinh phí của Quỹ trong năm tài chính, Hội đồng quản lý Quỹ tổ chức đánh giá và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định về tổng mức hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư trong từng thời kỳ và ngân sách của Quỹ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này xem xét, quyết định số tiền hỗ trợ cho từng doanh nghiệp trong phạm vi ngân sách được phân bổ.
Nội dung đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư tạo tài sản cố định từ Quỹ hỗ trợ đầu tư là gì?
Theo Điều 29 Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí
1. Nội dung đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp với tiêu chí và điều kiện của đối tượng được hưởng hỗ trợ;
b) Đánh giá sự phù hợp với các nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ;
c) Đánh giá tiêu chí đáp ứng các điều kiện để xác định mức hỗ trợ chi phí;
d) Đánh giá sự phù hợp giữa chi phí hỗ trợ mà doanh nghiệp đề nghị với các hạng mục hỗ trợ chi phí quy định tại Nghị định này;
đ) Đánh giá tình hình thực hiện cam kết giải ngân vốn đầu tư của dự án;
e) Đánh giá tình hình sử dụng lao động và tuân thủ quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp;
g) Đánh giá tình hình thực hiện các cam kết khác của doanh nghiệp để được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và xử lý Hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí:
a) Đối với các doanh nghiệp có dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh thì nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí cho Ban Quản lý Khu Kinh tế, Khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao (đối với dự án trong Khu Kinh tế, Khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao) hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh (đối với dự án ngoài Khu Kinh tế, Khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao). Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí của doanh nghiệp và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
b) Đối với các doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động và doanh nghiệp thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu theo quy định tại mục 2 Chương III Nghị định này thì nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan điều hành Quỹ là cơ quan tiếp nhận xử lý hồ sơ và chủ trì đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí của doanh nghiệp.
Như vậy, nội dung đánh giá đề nghị hỗ trợ chi phí từ Quỹ hỗ trợ đầu tư bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp với tiêu chí và điều kiện của đối tượng được hưởng hỗ trợ;
- Đánh giá sự phù hợp với các nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ;
- Đánh giá tiêu chí đáp ứng các điều kiện để xác định mức hỗ trợ chi phí;
- Đánh giá sự phù hợp giữa chi phí hỗ trợ mà doanh nghiệp đề nghị với các hạng mục hỗ trợ chi phí quy định tại Nghị định này;
- Đánh giá tình hình thực hiện cam kết giải ngân vốn đầu tư của dự án;
- Đánh giá tình hình sử dụng lao động và tuân thủ quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp;
- Đánh giá tình hình thực hiện các cam kết khác của doanh nghiệp để được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lập kế hoạch kinh doanh trên excel? Tải về Mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, chi tiết nhất?
- Phạm vi bảo vệ trên không của cầu đường bộ được xác định thế nào? Có được lắp đặt đường dây tải điện cao thế vào cầu đường bộ không?
- Hoạt động đường bộ gồm những hoạt động nào? Hoạt động đường bộ cần bảo đảm yêu cầu như thế nào?
- Tín hiệu đèn giao thông là gì? Tín hiệu đèn giao thông có tác dụng gì? 3 màu đèn giao thông có ý nghĩa gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh cần phải lập thành bao nhiêu bộ?