Mức hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Mức hỗ trợ đối với người dân bị mất nhà, nhà ở bị hư hỏng nặng vì bão lũ là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở như sau:
Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
4. Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Theo đó, chính sách hỗ trợ người dân có nhà ở bị thiệt hại do bão lũ như sau:
Người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, do bão lũ gây ra mà không còn nơi ở thì được xem xét mức hỗ trợ tối thiểu 40 triệu đồng/hộ để làm nhà.
Đối với trường hợp nhà ở bị hư hỏng nặng mà không ở được thì được xem xét mức hỗ trợ tối thiểu 20 triệu đồng/hộ để sửa chữa.
Xem và tải về Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở do thiên tai Tải về
Chính sách hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra? (Hình từ Internet)
Người dân phải di dời nhà ở khẩn cấp vì bão lũ có được hỗ trợ không? Mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 20/2021/NĐ-CP nêu rõ hộ phải di dời khẩn cấp nhà ở là hộ gia đình phải di dời nhà ở do nguy cơ sạt lở đất, lũ, lụt, thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định:
Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
…
2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
…
Như vậy, người dân phải di dời nhà ở khẩn cấp vì bão lũ sẽ được hỗ trợ chí phí di dời. Cụ thể, hỗ trợ chi phí di dời với mức hỗ trợ tối thiểu 30 triệu đồng/hộ.
Lưu ý: di dời nhà ở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Ai có thẩm quyền ra tình huống khẩn cấp do thiên tai trên địa bàn cấp tỉnh?
Căn cứ tại khoản 3, 4 Điều 12 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định:
Tình huống khẩn cấp về thiên tai
....
3. Thẩm quyền và trình tự công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra trên địa bàn cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;
b) Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra đối với công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;
c) Trường hợp thiên tai nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng, vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả của bộ, ngành, địa phương, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;
d) Căn cứ diễn biến thiên tai hoặc kết quả khắc phục sự cố, cơ quan tham mưu trình người có thẩm quyền ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp thiên tai;
đ) Trách nhiệm ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tình huống khẩn cấp: Thực hiện theo nguyên tắc quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định này và phân công tại Quyết định công bố tình huống khẩn cấp. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
4. Các biện pháp được áp dụng trong tình huống khẩn cấp:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm huy động các nguồn lực để ứng phó với tình huống khẩn cấp. Các biện pháp chính gồm:
a) Huy động lực lượng, phương tiện và các nguồn lực để cứu hộ, cứu nạn; tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn; nhanh chóng sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm; bố trí đảm bảo hậu cần cho nhân dân tại nơi sơ tán;
b) Tổ chức việc tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia cứu chữa cho người bị nạn;
c) Cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để giúp nhân dân xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, ổn định đời sống nhân dân trong quá trình ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
d) Huy động mọi nguồn lực (bao gồm cả nguồn lực từ Quỹ phòng, chống thiên tai) để xử lý khẩn cấp sự cố công trình phòng chống thiên tai, sự cố công trình xây dựng do thiên tai;
đ) Các biện pháp cần thiết khác;
e) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các bộ, ngành, địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ theo thẩm quyền.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xảy ra trên địa bàn cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý và áp dụng biện pháp sơ tán, di dời nhân dân trong tình huống khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?