Mức hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với trường hợp sỹ quan quân đội chết là bao nhiêu? Có được nhận hỗ trợ tổ chức lễ tang nếu làm lễ tang tại nhà hay không?
Mức trợ cấp mai táng mà thân nhân sĩ quan quân đội được nhận là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp mai táng như sau:
Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định mức lương cơ sở là: 1.800.000 đồng/tháng.
Theo đó, trường hợp sĩ quan quân đội thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên khi chết thì thân nhân sẽ nhân được mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà sĩ quan quân đội chết,
Mức lương cơ sở theo quy định hiện nay là 1.800.000 đồng/ tháng, nên mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở mà thân nhân được nhân sẽ là 18.000.000 đồng.
Trước đây, dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, trường hợp sĩ quan quân đội thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên khi chết thì thân nhân sẽ nhân được mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà sĩ quan quân đội chết,
Mức lương cơ sở theo quy định hiện nay là 1.490.000 đồng/ tháng, nên mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở mà thân nhân được nhân sẽ là 14.900.000 đồng.
Mức hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với trường hợp sỹ quan quân đội chết là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2012/TT-BQP quy định về hỗ trợ tổ chức lễ tang như sau:
Hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần
1. Cơ quan, đơn vị trong Quân đội chủ trì tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần (theo phân cấp quy định tại mục B, mục C, mục D, phần III, Thông tư liên tịch số 114/2005/ITLT-BQP- BNV ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ), ngoài khoản trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hỗ trợ kinh phí làm bàn thờ, mua 02 vòng hoa luân lưu, chụp ảnh, chi phục vụ lễ tang và chi phí phát sinh khác (nếu có) cho một trường hợp như sau:
a) Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức lễ tang mức: 7.000.000 đồng;
b) Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 5.000.000 đồng;
c) Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 3.000.000 đồng.
...
Theo đó, cơ quan, đơn vị trong Quân đội chủ trì tổ chức lễ tang đối với sĩ quan quân đội tại chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần ngoài khoản trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thân nhân sỹ quan quân đội còn được hỗ trợ tổ chức lễ tang về kinh phí làm bàn thờ, mua 02 vòng hoa luân lưu, chụp ảnh, chi phục vụ lễ tang và chi phí phát sinh khác (nếu có) cho một trường hợp như sau:
- Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức lễ tang mức: 7.000.000 đồng;
- Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 5.000.000 đồng;
- Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận và đơn vị tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức: 3.000.000 đồng.
Mức hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với trường hợp sỹ quan quân đội chết là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Thân nhân có được nhận hỗ trợ tổ chức lễ tang nếu làm lễ tang cho sĩ quan quân đội tại nhà hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2012/TT-BQP quy định về việc tổ chức lễ tang tại gia đình như sau:
Hỗ trợ tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng tại ngũ hy sinh, từ trần
...
2. Trường hợp tổ chức lễ tang tại gia đình, không tổ chức theo nghỉ lễ quân đội, thì cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ tang theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản l Điều này chịu trách nhiệm cấp tiền hỗ trợ theo quy định cho gia đình.
Từ quy đinh trên thì trong trường hợp thân nhân không muốn tổ chức lễ tang theo nghỉ lễ quân đội cho người sĩ quan quân đội đã chết mà muốn tổ chức lễ tang tại gia đình thì vẫn được nhận tiền hỗ trợ tổ chức lễ tang. cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ tang theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?