Mục Hỏi đáp Kiến nghị được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích gì?
Mục Hỏi đáp Kiến nghị được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 5094/QĐ-BNN-VP năm 2020 quy định đối với mục Hỏi đáp Kiến nghị như sau:
Quy định đối với Mục Hỏi đáp - Kiến nghị
1. Mục Hỏi đáp - Kiến nghị được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công để thực hiện việc tiếp nhận và giải đáp các câu hỏi của tổ chức, cá nhân về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế này, với mục tiêu tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đối thoại với các cơ quan có thẩm quyền để nắm bắt thêm thông tin, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.
2. Nội dung trả lời câu hỏi của các cơ quan có thẩm quyền trên Mục Hỏi đáp - Kiến nghị chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị pháp lý để thi hành hoặc giải quyết các quan hệ dân sự, kinh tế và các quan hệ pháp luật khác.
3. Việc tiếp nhận, trả lời câu hỏi trên Mục Hỏi đáp - Kiến nghị quy định tại Quy chế này không bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo và xử lý phản ánh, kiến nghị.
...
Như vậy, mục Hỏi đáp Kiến nghị được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công để thực hiện việc tiếp nhận và giải đáp các câu hỏi của tổ chức, cá nhân về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của các cơ quan, đơn vị theo quy định.
Đồng thời, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đối thoại với các cơ quan có thẩm quyền để nắm bắt thêm thông tin, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong công tác giải quyết thủ tục hành chính.
Mục Hỏi đáp Kiến nghị được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Nội dung trả lời câu hỏi trên Mục Hỏi đáp Kiến nghị có giá trị pháp lý không?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 5094/QĐ-BNN-VP năm 2020 quy định đối với mục Hỏi đáp Kiến nghị như sau:
Quy định đối với Mục Hỏi đáp - Kiến nghị
...
2. Nội dung trả lời câu hỏi của các cơ quan có thẩm quyền trên Mục Hỏi đáp - Kiến nghị chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị pháp lý để thi hành hoặc giải quyết các quan hệ dân sự, kinh tế và các quan hệ pháp luật khác.
3. Việc tiếp nhận, trả lời câu hỏi trên Mục Hỏi đáp - Kiến nghị quy định tại Quy chế này không bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo và xử lý phản ánh, kiến nghị.
4. Mục Hỏi đáp - Kiến nghị không xem xét, trả lời các câu hỏi được các cơ quan có thẩm quyền xác định vi phạm những hành vi không được làm khi tham gia thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP hoặc câu hỏi không đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 21 Quy chế này.
Như vậy, theo quy định thì nội dung trả lời câu hỏi của các cơ quan có thẩm quyền trên mục Hỏi đáp Kiến nghị chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị pháp lý để thi hành hoặc giải quyết các quan hệ dân sự, kinh tế và các quan hệ pháp luật khác.
Cá nhân khi gửi câu hỏi đến Mục Hỏi đáp Kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công phải ghĩ rõ những thông tin gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 5094/QĐ-BNN-VP năm 2020 quy định đối với việc gửi câu hỏi đến mục Hỏi đáp Kiến nghị như sau:
Quy định đối với việc gửi câu hỏi đến Mục Hỏi đáp - Kiến nghị
1. Câu hỏi phải được soạn thảo dưới dạng chữ tiếng Việt có dấu, theo định dạng font chữ Times New Roman bảng mã Unicode, không viết tắt, không sử dụng các ký hiệu không được thừa nhận theo quy định, câu hỏi phải có nội dung cụ thể, không đặt câu hỏi chung chung, thuộc phạm vi nội dung quy định tại Điều 20 Quy chế này.
2. Quy định về xác thực danh tính của tổ chức, cá nhân gửi câu hỏi:
a) Đối với trường hợp là tổ chức thì người gửi câu hỏi phải ghi rõ họ và tên, chức vụ đại diện theo pháp luật của tổ chức gửi câu hỏi; số quyết định (hoặc giấy phép, giấy chứng nhận) thành lập tổ chức; địa chỉ trụ sở chính của tổ chức; số điện thoại và địa chỉ thư điện tử liên hệ đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
b) Đối với trường hợp là cá nhân phải ghi rõ họ và tên, quốc tịch, số chứng minh thư nhân dân (hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu), địa chỉ đăng ký thường trú; số điện thoại và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Như vậy, theo quy định thì cá nhân gửi câu hỏi phải ghi rõ các nội dung sau:
(1) Họ và tên;
(2) Quốc tịch;
(3) Số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
(4) Địa chỉ đăng ký thường trú;
(5) Số điện thoại và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?