Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa người lao động được hưởng là bao nhiêu sau khi lương tối thiểu vùng, lương cơ sở tăng?
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa người lao động được hưởng là bao nhiêu sau khi lương tối thiểu vùng, lương cơ sở tăng?
Căn cứu Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
...
Theo quy định nêu trên thì cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ 01/7/2024 như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = (Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp) x 60%
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa đối với lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP tăng mức lương cơ sở từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng. Do đó, lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là: 2.340.000 x 5= 11.700.000 đồng/1 tháng.
- Đối với người lao động hưởng lương theo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Do đó, người lao động hưởng lương theo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 có mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là:
Vùng I: 4.960.000 x 5= 24.800.000 đồng/tháng
Vùng II: 4.410.000 x 5= 22.050.000 đồng/tháng
Vùng III: 3.860.000 x 5= 19.300.000 đồng/tháng
Vùng IV: 3.450.000 x 5= 17.250.000 đồng/tháng
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa người lao động được hưởng là bao nhiêu sau khi lương tối thiểu vùng, lương cơ sở tăng? (Hình từ Internet)
Lịch chi trả bảo hiểm thất nghiệp? Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính như nào?
Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về việc chi trả trợ cấp thất nghiệp như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp
a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch. Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày, trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
Ví dụ 4: Ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 05 tháng, từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/5/2022. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:
Tháng hưởng thứ nhất là từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/01/2022; Tháng hưởng thứ hai là từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 28/02/2022; Tháng hưởng thứ ba là từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 31/3/2022; Tháng hưởng thứ tư là từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 30/4/2022; Tháng hưởng thứ năm là từ ngày 01/5/2022 đến hết ngày 31/5/2022.
...
Theo đó, Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch.
Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm 2013 đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày, trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
Cũng theo quy định trên thì lịch chi trả trợ cấp thất nghiệp được xác định như sau:
- Tháng đầu tiên: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
- Từ tháng thứ 2 trở đi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày thứ 07 của tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Trường hợp lịch chi trả bảo hiểm thất nghiệp trùng với ngày nghỉ thì thời hạn chi trả được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
Thời gian trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013, quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp;
- Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khi giáo viên trường mầm non xúc phạm danh dự trẻ em được xác định như thế nào?
- Doanh nghiệp chế xuất có phải khu phi thuế quan không? Ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất theo Nghị định 35?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được vay vốn từ cá nhân ngoài doanh nghiệp không?
- Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được pháp luật quy định như thế nào?
- Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng đúng không?