Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị tai nạn nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính như thế nào?
- Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị tai nạn nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính như thế nào?
- Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau có được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động không?
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm của người lao động được tính kể từ ngày nào?
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị tai nạn nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau
...
3. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Ví dụ 10: Bà Ch được tuyển dụng vào làm việc tại một cơ quan từ ngày 01/6/2016. Ngày 06/6/2016 bà Ch bị tai nạn rủi ro phải nghỉ việc để điều trị đến hết tháng 6/2016. Bà Ch được cơ quan đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội với tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là 5 triệu đồng.
Trường hợp bà Ch được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương tháng là 5 triệu đồng.
Người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị tai nạn nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được quy định cụ thể như sau:
(1) Trường hợp người lao động bị tai nạn mà không phải tai nạn lao động thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
(2) Trường hợp người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị tai nạn mà không phải tai nạn lao động thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị tai nạn nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau có được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động không?
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau
...
5. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm của người lao động được tính kể từ ngày nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Ví dụ 1: Ông D là công nhân may, chế độ làm việc theo ca; ông D được bố trí ngày nghỉ hàng tuần như sau: tuần từ ngày 04/01/2016 đến ngày 10/01/2016 vào ngày thứ Tư ngày 06/01/2016, tuần từ ngày 11/01/2016 đến ngày 17/01/2016 vào ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016. Do bị ốm đau bệnh tật, ông D phải nghỉ việc điều trị bệnh từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau của ông D được tính từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016 là 10 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016)
...
Như vậy, theo quy định, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm của người lao động được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?