Mức lãi suất tối đa khi rút trước hạn tiền gửi là bao nhiêu? Ngân hàng thương mại có toàn quyền quyết định mức lãi suất trong kinh doanh không?
Rút trước hạn tiền gửi là gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2022/TT-NHNN, rút trước hạn tiền gửi được quy định như sau:
- Rút trước hạn tiền gửi là trường hợp khách hàng rút một phần hoặc toàn bộ tiền gửi trước ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi.
- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận việc rút trước hạn tiền gửi phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với từng hình thức tiền gửi cụ thể.
+ Lãi suất rút trước hạn tiền gửi được thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-NHNN .
+ Trường hợp không có thỏa thuận rút trước hạn tiền gửi, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi phù hợp với quy định tại Thông tư 04/2022/TT-NHNN.
Mức lãi suất tối đa khi rút trước hạn tiền gửi là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Các hình thức tiền gửi rút trước hạn bao gồm?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-NHNN quy định về hình thức tiền gửi rút trước hạn như sau:
Hình thức tiền gửi rút trước hạn
1. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
2. Tiền gửi có kỳ hạn.
3. Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành.
4. Các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Như vậy, Doanh nghiệp được rút tiền gửi trước hạn nếu tiền gửi thuộc một trong các hình thức tiền gửi rút trước hạn được quy định tại Điều này.
Mức lãi suất tối đa khi rút trước hạn tiền gửi là bao nhiêu?
Lãi suất rút trước hạn tiền gửi được áp dụng theo Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-NHNN, trong đó:
-. Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: Tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.
- Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi:
+ Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi;
+ Đối với phần tiền gửi còn lại, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.
Đồng thời, tại Điều 1 Quyết định 1607/QĐ-NHNN năm 2022 có quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn như sau:
Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn
1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm.
...
Căn cứ theo quy định nêu trên thì trong trường hợp rút tiền gửi trước kỳ hạn thì khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất cao nhất bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của ngân hàng theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.
Mức lãi suất không kỳ hạn tối đa hiện nay là 0,5%. Chính vì vậy, mức lãi suất tối đa khi rút tiền gửi trước kỳ hạn là 0,5%/năm.
Ngân hàng thương mại có toàn quyền quyết định mức lãi suất kinh doanh trong mọi trường hợp không?
Theo Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng như sau:
Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Và, theo Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Theo đó, ngân hàng thương mại được quyền quyết định mức lãi suất trong kinh doanh.
Tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường thì Ngân hàng nhà nước sẽ có cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Như vậy, Ngân hàng thương mại không được toàn quyền quyết định mức lãi suất kinh doanh trong mọi trường hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?