Mức lương của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập là bao nhiêu?
- Mức lương của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập là bao nhiêu?
- Đối tượng nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật?
- Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập thực hiện những nhiệm vụ gì?
Mức lương của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập là bao nhiêu?
Mức lương của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập (Hình từ Internet)
Hệ số lương đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:
Cách xếp lương
Chức danh nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng IV (mã số V.07.06.16) quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) theo quy định tại Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, chức danh nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng 4 (mã số V.07.06.16) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 69/2022/QH15 từ ngày 01/7/2023 tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Theo đó, mức lương đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập được xác định như sau:
Đối tượng nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật?
Đối tượng được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:
Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập
Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng IV (mã số V.07.06.16) đối với viên chức hiện đang làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập có dạy người khuyết tật, đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này, hiện đang xếp lương ở ngạch tương đương ngạch cán sự.
Theo đó, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng 4 (mã số V.07.06.16) đối với viên chức hiện đang làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập có dạy người khuyết tật, đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV, hiện đang xếp lương ở ngạch tương đương ngạch cán sự.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của đơn vị;
b) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tật;
c) Hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;
d) Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
đ) Tham gia huy động người khuyết tật đến trường học tập;
e) Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng đối với người khuyết tật; hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật;
c) Có trách nhiệm hợp tác với đồng nghiệp, gia đình người khuyết tật và các tổ chức, cá nhân khác trong việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
d) Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường giáo dục.
...
Theo đó, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện chương trình, kế hoạch hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo yêu cầu và quy định của đơn vị;
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho người khuyết tật;
- Hỗ trợ người khuyết tật học tập và rèn luyện kĩ năng đặc thù, kĩ năng sống phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;
- Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật;
- Tham gia huy động người khuyết tật đến trường học tập;
- Hỗ trợ, tư vấn cho gia đình người khuyết tật và cộng đồng về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?