Mức lương hiện nay của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào?
Mức lương hiện nay của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào?
Theo Mục II Bảng chuyển xếp số 3 Bảng chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các chức danh do bầu cử của Nhà nước thuộc diện xếp lương mới theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BNV-BTC quy định về hệ số lương của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Hiện nay, lương cơ sở vẫn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành.
Như vậy, mức lương của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được tính:
= Hệ số lương (7,28) + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (1,20) = 8,48
Tương đương:
- Từ 1/1/2023 đến 30/6/2023: Mức lương của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là 12.635.200 đồng/tháng.
- Từ 1/7/2023 trở đi: Mức lương của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là 15.264.000 đồng/tháng.
Mức lương hiện nay của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do ai bầu?
Theo khoản 2 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định về bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân như sau:
Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
1. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp.
Trong nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳ họp được chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này.
2. Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Hội đồng nhân dân bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
5. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tục ở cùng một đơn vị hành chính.
6. Kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn.
...
Theo đó, chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bầu trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Tiêu chuẩn đối với đại biểu Hội đồng nhân dân quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?