Mức phạt kịch khung nồng độ cồn xe ô tô 2025? Kịch khung nồng độ cồn xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Mức phạt kịch khung nồng độ cồn xe ô tô 2025? Kịch khung nồng độ cồn xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Phạt kịch khung được hiểu là mức phạt cao nhất được quy định trong pháp luật đối với một hành vi vi phạm nhất định.
>> Tải Trọn bộ quy định xử phạt vi phạm an toàn giao thông năm 2025
Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô được quy định tại Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
...
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
...
11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
...
Theo đó, tùy vào lượng nồng độ cồn có trong cơ thể mà mức phạt đối với người điểu khiển xe ô tô sẽ có sự khác nhau, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
- Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, mức phạt kịch khung nồng độ cồn xe ô tô 2025 sẽ là từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
>> Lỗi quay đầu xe ô tô không đúng nơi quy định 2025?
>> Mức phạt nồng độ cồn năm 2025 đối với xe máy (Nghị định 168/2024)
Mức phạt kịch khung nồng độ cồn xe ô tô 2025? Kịch khung nồng độ cồn xe ô tô bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Bị phạt kịch khung nồng độ cồn xe ô tô 2025 sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe bao lâu?
Căn cứ khoản 15, khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
15. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 5 Điều này còn bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 12 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 13; khoản 14 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm n, điểm o khoản 5 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm p khoản 5; điểm a, điểm c khoản 7; khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 9, khoản 10, điểm đ khoản 11 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Theo đó, đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 11 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngoài việc bị áp dụng mức phạt kịch khung từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng thì còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Trách nhiệm của Bộ Y tế trong quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Theo khoản 5 Điều 87 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định, trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Bộ Y tế như sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước về điều kiện sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
- Quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự?
- Mẫu đơn đề nghị công bố đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo Nghị định 141?
- Điều kiện hoạt động của cơ sở cung cấp hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là gì?
- Khiếu nại về lao động là gì? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định thế nào?
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì? Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì theo Nghị định 141?