Mức phạt về vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam như thế nào?
- Khái niệm về chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định pháp luật
- Mức phạt về vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam như thế nào?
- Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam như thế nào?
Khái niệm về chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định pháp luật
Căn cứ khoản 19 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định: Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây:
- Chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng;
- Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
- Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định.
Mức phạt về vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
Mức phạt về vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ khoản 1. 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định 156/2020/NĐ-CP về mức phạt vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam như sau:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
- Phạt tiền từ 2.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ điều kiện chào bán trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam như thế nào?
Tại khoản 4 và khoản 5 Điều 9 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã chào bán chứng khoán ra công chúng. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022)
- Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp đã chào bán chứng khoán ra công chúng. Tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; trường hợp chào bán, phát hành trái phiếu thì tiền lãi phát sinh từ tiền mua trái phiếu hoặc tiền đặt cọc được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022)
- Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?