Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp là bao nhiêu? Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn thì có bị tạm giữ xe?
Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu?
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông đối với người đi xe đạp được quy định tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Căn cứ theo điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị thay thế bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
…
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
…
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
…
Như vậy, người đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt theo các trường hợp sau:
- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
- Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Ngoài ra, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp là bao nhiêu? Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn thì có bị tạm giữ xe? (Hình từ Internet)
Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn thì có bị tạm giữ xe?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
...
Như vậy, đối với các hành vi vi phạm nồng độ cồn đều có thể thực hiện biện pháp tạm giữ phương tiện ngay cả xe đạp nhằm để ngăn chặn hành vi vi phạm. Vì nếu để người có nồng độ cồn tham gia giao thông sẽ rất dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Người đi xe đạp chuyển hướng báo hiệu trước bằng cách nào? Mức phạt khi đi xe đạp chuyển hướng không báo hiệu trước?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt đối với hành vi chuyển hướng không báo trước đối với xe đạp như sau:
Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
...
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
…
Như vậy, người đi xe đạp chuyển hướng không báo hiệu trước bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng, chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Người đi xe đạp chuyển hướng có thể báo hiệu trước bằng việc đi chậm lại, quan sát xung quanh và giơ tay theo hướng muốn rẻ để xin đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?