Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo áp dụng đối với Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước mới nhất là bao nhiêu?
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo áp dụng đối với Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước mới nhất là bao nhiêu?
Chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước là một trong các chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019.
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo áp dụng đối với Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước được căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo = 1,25 x 1.800.000 = 2.250.000 đồng/tháng.
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo áp dụng đối với Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước mới nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính không?
Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước được căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a. Tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm. Đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định;
b. Hiện đang giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên;
c. Có trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc tương đương; chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;
d. Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương trở lên.
Căn cứ quy định nêu trên thì pháp luật chỉ quy định Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước phải tốt đại học hệ chính quy hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.
Đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định.
Nhiệm vụ của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước được căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
...
2. Nhiệm vụ:
a. Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cấp đơn vị của Tổng cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục theo quy định của pháp luật;
b. Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Tổng Cục trưởng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các lãnh đạo Tổng cục để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c. Kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục;
d. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, với cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
e. Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
f. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...
Như vậy, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cấp đơn vị của Tổng cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Tổng Cục trưởng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các lãnh đạo Tổng cục để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, với cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?