Mức phụ cấp của Quỹ Hỗ trợ nông dân đối với cán bộ nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành quỹ là bao nhiêu?
Nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 69/2013/TT-BTC quy định về nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
Nguồn vốn hoạt động
1. Vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Vốn chủ sở hữu:
- Vốn do ngân sách nhà nước cấp (đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương do ngân sách trung ương cấp; đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, huyện do ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cấp);
- Vốn vận động, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Vốn tự bổ sung hàng năm.
b) Vốn nhận uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
c) Nguồn vốn hợp pháp khác theo qui định của pháp luật.
2. Quỹ Hỗ trợ nông dân không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay thương mại của các tổ chức, cá nhân như hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo đó, nguồn vốn của Quỹ Hộ trợ nông dân gồm nguồn vốn nhận uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; các nguồn vốn hợp pháp khác và nguồn vốn chủ sở sữu.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân bao gồm:
- Vốn do ngân sách nhà nước cấp (đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương do ngân sách trung ương cấp; đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, huyện do ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cấp);
- Vốn vận động, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Vốn tự bổ sung hàng năm.
Mức phụ cấp của Quỹ Hỗ trợ nông dân đối với cán bộ nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành quỹ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Quỹ Hỗ trợ nông dân được sử dụng cho những trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 69/2013/TT-BTC quy định về sử dụng nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
Sử dụng vốn
1. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được sử dụng để hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo; nâng cao qui mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao.
2. Vốn hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân được thực hiện dưới hình thức cho vay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn) không thu lãi mà chỉ thu phí.
3. Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, thu hồi kịp thời đầy đủ các khoản vốn cho vay trợ giúp nông dân để bảo toàn vốn và hoàn trả đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân tài trợ vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân.
4. Quỹ Hỗ trợ nông dân không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác.
5. Ban thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam hướng dẫn cơ chế Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay trợ giúp có hoàn trả đối với nông dân, trong đó xác định rõ đối tượng, điều kiện vay, thời hạn, mức vốn vay, hoàn trả vốn vay.
Từ quy định trên thì nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được sử dụng để:
- Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo;
- Nâng cao qui mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề;
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn
-Tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Mức phụ cấp của Quỹ Hỗ trợ nông dân đối với cán bộ nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành quỹ là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 69/2013/TT-BTC quy định về chi phí của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
Chi phí của Quỹ Hỗ trợ nông dân
..
2. Chi cho cán bộ, viên chức, người lao động của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Chi lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp theo lương cho cán bộ, nhân viên của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo qui định hiện hành của Nhà nước;
b) Chi phụ cấp cho cán bộ thuộc biên chế của cơ quan Hội Nông dân Việt Nam các cấp được phân công trực tiếp quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân. Mức chi tối đa không quá 0,8 lần lương theo ngạch bậc của cán bộ Hội được phân công quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân;
c) Chi phụ cấp cho cán bộ tham gia chỉ đạo, quản lý và cán bộ Ban kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân theo qui định của pháp luật (nếu có).
...
Như vây, trường hợp cán bộ nhà nước được phân công trực tiếp quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân thì sẽ được chi trả phụ cấp nhưng không quá 0,8 lần lương theo ngạch bậc của cán bộ Hội được phân công quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?