Mức phụ cấp lưu trú đối với công chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính đi công tác trong nước là bao nhiêu?
- Tiêu chuẩn hạng ghế vé máy bay đối với công chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính đi công tác trong nước là gì?
- Mức phụ cấp lưu trú đối với công chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính đi công tác trong nước là bao nhiêu?
- Trường hợp công chức đi công tác trong ngày thì mức phụ cấp lưu trú được quyết định theo các tiêu chí nào?
Tiêu chuẩn hạng ghế vé máy bay đối với công chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính đi công tác trong nước là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-BTC năm 2017 quy định về thanh toán tiền chi phí đi lại như sau:
Thanh toán tiền chi phí đi lại
1. Thanh toán theo hóa đơn thực tế:
...
b) Quy định về tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác trong nước:
- Tiêu chuẩn hạng ghế vé máy bay:
+ Bộ trưởng, Thứ trưởng, cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên: Được mua vé hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class).
+ Các đối tượng còn lại: Được mua vé hạng ghế thường.
- Đối tượng được đi công tác bằng phương tiện máy bay:
+ Thủ trưởng đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính xây dựng, quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được đi công tác bằng phương tiện máy bay và phải quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
+ Trường hợp người đi công tác giải quyết công việc gấp mà không có tiêu chuẩn đi bằng phương tiện máy bay theo quy định, Thủ trưởng đơn vị quyết định việc cử đối tượng đi công tác bằng phương tiện máy bay đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc, tiết kiệm, tránh tình trạng giải quyết tràn lan.
...
Như vậy, tiêu chuẩn hạng ghế vé máy bay đi công tác trong nước đối với công chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính được quy định như sau:
(1) Đối với Bộ trưởng, Thứ trưởng, cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên: Được mua vé hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class).
(2) Các đối tượng còn lại: Được mua vé hạng ghế thường.
Tiêu chuẩn hạng ghế vé máy bay đối với công chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính đi công tác trong nước là gì? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp lưu trú đối với công chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính đi công tác trong nước là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-BTC năm 2017 quy định về phụ cấp lưu trú như sau:
Phụ cấp lưu trú
1. Phụ cấp lưu trú là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương do đơn vị cử người đi công tác chi trả, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
2. Mức phụ cấp lưu trú:
a) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo). Trường hợp một số ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế độ chi bồi dưỡng khi đi công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ quy định cao nhất (phụ cấp lưu trú hoặc chi bồi dưỡng) để chi trả cho người đi công tác.
b) Đối với người đi công tác ở các vùng còn lại được hưởng mức phụ cấp lưu trú 200.000 đồng/ngày/người.
...
Như vậy, theo quy định thì mức phụ cấp lưu trú đối với công chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính đi công tác trong nước được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với công chức ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo.
Lưu ý: Mức phụ cấp này áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo.
(2) Đối với người đi công tác ở các vùng còn lại được hưởng mức phụ cấp lưu trú 200.000 đồng/ngày/người.
Trường hợp công chức đi công tác trong ngày thì mức phụ cấp lưu trú được quyết định theo các tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-BTC năm 2017 quy định về phụ cấp lưu trú như sau:
Phụ cấp lưu trú
...
2. Mức phụ cấp lưu trú:
a) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo). Trường hợp một số ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế độ chi bồi dưỡng khi đi công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ quy định cao nhất (phụ cấp lưu trú hoặc chi bồi dưỡng) để chi trả cho người đi công tác.
b) Đối với người đi công tác ở các vùng còn lại được hưởng mức phụ cấp lưu trú 200.000 đồng/ngày/người.
c) Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày), Thủ trưởng đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Như vậy, trường hợp công chức đi công tác trong ngày thì Thủ trưởng đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí sau đây:
(1) Căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày,
(2) Theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường),
(3) Quãng đường đi công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?