Mức phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập là bao nhiêu?
- Mức phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập là bao nhiêu?
- Nguyên tắc áp dụng phụ cấp ưu đãi nghề cho các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập là gì?
- Thời gian nào công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề?
Mức phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
(1) Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật đặc biệt nặng.
(2) Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp cho người cao tuổi không tự phục vụ được, trẻ em dưới 4 tuổi.
(3) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người khuyết tật nặng.
(4) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp trẻ em từ 4 tuổi trở lên, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, người cao tuổi.
(5) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp đối với người nhiễm HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; người cao tuổi không tự phục vụ được, trẻ em dưới 4 tuổi;
(6) Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn công tác xã hội và y tế;
Công chức, viên chức công tác xã hội và y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các cơ sở (trừ đối tượng quy định tại khoản 5 nêu trên) thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc áp dụng phụ cấp ưu đãi nghề cho các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định:
- Phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng đối với công chức, viên chức làm việc theo chức danh; tiêu chuẩn, nội dung công việc và địa bàn làm việc theo quy định của pháp luật.
- Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một loại phụ cấp ưu đãi theo nghề với mức phụ cấp ưu đãi cao nhất.
Bên cạnh đó tại quy định này còn hướng dẫn cách tính phụ cấp ưu đãi nghề cho các công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội như sau:
Phụ cấp ưu đãi nghề được tính trên mức lương theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và được xác định bằng công thức sau:
Phụ cấp ưu đãi nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng. Phụ cấp này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian nào công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định các khoảng thời gian sau đây công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên.
- Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn từ 1 tháng trở lên.
- Thời gian được cơ quan có thẩm quyền Điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn liên tục từ 1 tháng trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?